Trả lời câu 2 trang 149 – Bài 32 – SGK môn Địa lý lớp 12

Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản trong vùng.

Lời giải:
- Thế mạnh phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản trong vùng:
 
   + Diện tích phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du).
 
   + Đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh…
 
   + Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi.
 
   • Đông Bắc: địa hình tuy không cao nhưng chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, nên có mùa đông lạnh nhất nước ta.
 
   • Tây Bắc: chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn, nhưng do địa hình cao nhất nên mùa đông vẫn lạnh.
 
      → Vùng có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới.
 
   + Các vùng núi giáp biên giới có điều kiện khí hậu thuận lợi cho trồng các loại cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả…), các cây ăn quả (mận, đào và lê).  
 
   + Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả của vùng còn rất lớn.   
 
   + Có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất.
 
   + Chính sách, thị trường, vốn, kỹ thuật…thuận lợi.

- Hiện trạng:
 
   + Cây công nghiệp: Đây là vùng chè lớn nhất (chiếm 60% năm 2000) cả nước với các loại chè nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái …
 
   + Cây dược liệu : Hồi, tam thất, đỗ trọng…ở Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn…
 
   + Rau, quả:
   
      • Đào, lê, táo, mận…Lạng Sơn, Cao Bằng…
 
      • Rau ôn đới: SaPa sản xuất hạt giống quanh năm.
 
→ Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hoá có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.
 

Ghi nhớ:

- Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hoá có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.

- Có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600 - 700m cùng với khí hậu thích hợp và kinh nghiệm của người dân sẽ phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), và các gia sức khác như ngựa, dê.

- Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn và có giá trị: than, sắt, thiếc, apatit,.. nhưng đòi hỏi phương tiện khai thác hiện đại, chi phí cao, thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kém.

 

 
  
Mục lục Địa Lý Kinh Tế theo chương Địa Lý Kinh Tế - Giải bài tập SGK Địa lý 12
Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Địa Lý Kinh Tế
+ Mở rộng xem đầy đủ