Trả lời câu 2 trang 111 – Bài 25 – SGK môn Địa lý lớp 12

Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hoá nông nghiệp giữa:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên

- Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Thử tìm cách giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó.

Lời giải:

Sự khác nhau trong chuyên môn hoá nông nghiệp giữa:

1. Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên

Trung du và miền núi Bắc BộTây Nguyên
- Cây công nghiệp có nguồn gốc
cận nhiệt, ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi…).
- Đậu tương, lạc, thuốc lá, cây ăn quả, cây dược liệu.
- Chăn nuôi lợn.
- Cà phê, cao su, dâu tằm, hồ tiêu.
 
→ Nguyên nhân:
 
 - Tây nguyên có địa hình cao nguyên rộng lớn, khí hậu nhiệt đới, đất đỏ badan rất thích hợp để phát triển các loại cây nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều.
 
- Trung du miền núi Bắc Bộ có địa hình đồi núi thấp, đất feralit đỏ vàng, khí hậu phân hóa đa dạng (cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh) thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả cận nhiệt, ôn đới.

2. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long
 
  Đồng bằng sông HồngĐồng bằng sông Cửu Long
- Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp vụ đông,
cây ăn quả (một số loại).
- Đay cói
- Lợn, bò sữa, gia cầm.
- Thủy sản nước ngọt, nước lợ.
- Cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói).
- Cây ăn quả nhiệt đới.
- Gia cầm (đặc biệt là vịt đàn) phát triển hơn.
- Vùng có ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát
triển nhất cả nước
 
→ Nguyên nhân:
 
- Đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh nên thuận lợi để trồng rau cao cấp vụ đông; nhiều thành phố lớn dân cư đông đúc nên nhu cầu về thịt lợn, thịt bò, trứng, sữa rất lớn phát; tiếp giáp biển với các vùng cửa sông cùng mạng lưới ao hồ là điều kiện phát triển thủy sản.
 
- Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, diện tích đất mặn đất phèn lớn, khí hậu nhiệt đới thích hợp cho các loại cây đay cói...phát triển; hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt nên chăn nuôi gia cầm phát triển; diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước (70%) với các bãi triều đầm phá, rừng ngập mặn…nên ngành thủy sản đặc biệt ngành nuôi trồng phát triển nhất cả nước.
Ghi nhớ:

- Điều kiện tự nhiên (đặc biệt là đất đai và khí hậu) tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó.
 
- Việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
Mục lục Địa Lý Kinh Tế theo chương Địa Lý Kinh Tế - Giải bài tập SGK Địa lý 12
Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Địa Lý Kinh Tế
+ Mở rộng xem đầy đủ