Trả lời câu 4 trang 182 – Bài 39 – SGK môn Địa lý lớp 12

Lấy ví dụ chứng minh rằng sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế vùng. Thử nêu một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa.

Lời giải:
* Sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng:
 
   + Việc khai thác dầu khí với quy mô ngày càng lớn đã tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế của vùng.
 
   + Phát triển du lịch biển ở Vũng Tàu trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của vùng và thu được nguồn ngoại tệ lớn.
 
   + Việc mở rộng và hoàn thiện các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ hàng hải, cơ khí sửa chữa và đóng mới tàu…
 
   + Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, đẩy mạnh hoạt động của công nghiệp chế biến thủy sản.
 
* Một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa.
 
- Đẩy mạnh khai thác và chế bến dầu khí, xây dựng các trung tâm lọc dầu. Phát triển cụm khí - điện - đạm Phú Mỹ.
 
- Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản ven bờ.
 
- Phát triển các hoạt động du lịch biển, nhất là ở Bà Rịa - Vũng Tàu.
 
- Đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu.
 
- Chú ý vấn đề môi trường trong khai thác phát triển tổng hợp kinh tế biển của vùng.
 

Ghi nhớ:

- Vị trí địa lý thuận lợi: giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ - vùng có nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào; giáp đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước và có cảng biển lớn.

- Điều kiện thuận lợi với tài nguyên phong phú, cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ lao động cao đã thúc đẩy kinh tế vùng phát triển mạnh mẽ.

- Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng như: Công nghiệp (phát triển công nghiệp năng lượng, các ngành công nghiêp trọng điểm,thu hút vốn đầu tư và bảo vệ môi trường); dịch vụ và tổng hợp kinh tế biển.


 
Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
+ Mở rộng xem đầy đủ