Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 116 – Bài 26 - SGK môn Địa lý lớp 12

Dựa vào hình 26.2 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta.

Lời giải:

Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta:

- Ở Bắc Bộ:

+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

+ Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp với hướng chuyên môn hóa khác nhau dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch như:

 • Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả: khai thác than, cơ khí, vật liệu xây dựng.

 • Đáp Cầu - Bắc Giang: vật liệu xây dựng, phân hóa học. 

 • Đông Anh - Thái Nguyên: cơ khí, luyện kim. 

 • Việt Trì - Lâm Thao: hóa chất, giấy.
  ...

-  Ở Nam Bộ:

+ Hình thảnh dải công nghiệp, nổi lên là các trung tâm công nghiệp như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu và Thủ Dầu Một.

+ Hướng chuyên môn hóa đa dạng, có vài ngành công nghiệp non trẻ nhưng phát triển khá nhanh như khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí.

- Dọc duyên hải miền Trung: mức độ tập trung công nghiệp trung bình. 

+ Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất với quy mô vừa, ngoài ra có: Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang...

- Các vùng còn lại có mức độ tập trung công nghiệp thưa thớt, phát triển chậm như: Tây Bắc, Tây Nguyên.
 

Ghi nhớ:

- Cơ cấu của ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với 3 nhóm ngành và 29 ngành công nghiệp với một số ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hoá chất - phân bón - cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử...

 - Ở Bắc Bộ: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Ở Nam Bộ: Hình thảnh dải công nghiệp, nổi lên là các trung tâm công nghiệp như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu và Thủ Dầu Một.

- Cơ cấu công nghiệp theo ngành đang có sự thay đổi theo hướng tích cực phù hợp với chính sách phát triển của nhà nước.


 

Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
+ Mở rộng xem đầy đủ