Trả lời câu 3 trang 124 – Bài 27 – SGK môn Địa lý lớp 12

Phân tích cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm (cơ sở nguyên liệụ, tình hình sản xuất và phân bố).

Lời giải:

Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

1. Cơ sở nguyên liệu: nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng.

- Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè), rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

- Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.

- Nguyên liệu từ ngành thủy sản: từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

2. Tình hình sản xuất:

- Chế biến sản phẩm trồng trọt đứng đầu về sản lượng và giá trị, sau đó là chế biến thủy, hải sản.

- Công nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi còn chưa triển mạnh.

- Hàng năm, ngành này cung cấp khoảng 1 triệu tấn đường, 12 vạn tấn chè, 80 vạn tấn cà phê nhân, 300 - 350 triệu hộp sữa; các sản phẩm tôm, cá đông lạnh và đồ hộp...

→ Đây là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, phát triển mạnh mẽ với sản phẩm đa dạng.

3. Phân bố:

Nhìn chung, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển gắn với nhu cầu của thị trường tiêu thụ nên thường phân bố ở các vùng giàu nguyên liệu và các đô thị lớn.

- Ví dụ: công nghiệp đường mía phát triển dựa trên nguyên liệu tại chỗ nên phân bố tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long.
 

Ghi nhớ:

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay, nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng, phát triển mạnh mẽ với sản phẩm đa dạng và gắn với nhu cầu của thị trường tiêu thụ nên thường phân bố ở các vùng giàu nguyên liệu và các đô thị lớn.

- Công nghiệp điện lực của nước ta vì có nguồn nguyên nhiên liệu tự nhiên dồi dào như: Than, dầu khí và nguồn thủy năng… thuận lợi để phát triển.

- Công nghiệp năng lượng cũng là ngành công nghiệp quan trọng của nước ta.

Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
+ Mở rộng xem đầy đủ