Trả lời câu 4 trang 33 - Bài 10 - SGK môn Sinh học lớp 9
Ruồi giấm có 2n=8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây?
A. 2;
B. 4;
C. 8;
D. 16.
Lời giải:
Đáp án: C
Ghi nhớGiảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục mang bộ NST lưỡng bội (2n NST) ở thời kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạ ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n NSt), nghĩa là số lượng NST ở tế bào con giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.
Những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân I là: sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng ở kì đầu: Tiếp đến kì giữa, chúng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; Sau đó, ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập và tỏ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào; Khi kết thúc phân bào, hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đơn bội (n NST) kép khác nhau về nguồn gốc.
Còn ở giảm phân II, đến kì giữa các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Tiếp theo là kì sau, hai crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn rồi phân ki về hai cực tế bào. Khi kết thúc phân bào, các NST đơn nằm trong nhân của các tế bào con với số lượng n
Giải các bài tập Bài 10: Giảm phân khác
Câu hỏi trang 32 - Bài 10 - SGK môn Sinh học lớp 9 Quan sát hình 10 và dựa...
Trả lời câu 1 trang 33 - Bài 10 - SGK môn Sinh học lớp 9 Nêu những diễn...
Trả lời câu 2 trang 33 - Bài 10 - SGK môn Sinh học lớp 9 Tại sao những diễn...
Trả lời câu 3 trang 33 - Bài 10 - SGK môn Sinh học lớp 9 Nêu những điểm giống...
Trả lời câu 4 trang 33 - Bài 10 - SGK môn Sinh học lớp 9 Ruồi giấm có 2n=8. Một...
Mục lục DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ theo chương
Chương 1: Các thí nghiệm của Menđen
Chương 2: Nhiễm sắc thể
Chương 3: ADN và gen
Chương 4: Biến dị
Chương 5: Di truyền học người
Chương 6: Ứng dụng di truyền học
+ Mở rộng xem đầy đủ