Trả lời câu 2 trang 70 - Bài 24 - SGK môn Sinh học lớp 9
Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường diễn ra như thế nào?
Lời giải:
Dưới tác động của các tác nhân vật lí (phóng xạ, thay đổi nhiệt độ đột ngột) hay tác nhân hóa học (cônxixin…) vào tế bào trong quá trình phân bào hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong cơ thể có thể gây ra sự không phân li của các cặp NST trong quá trình phân bào.
- Ở hình 24.5 (a) ở nguyên phân, diễn ra sự tự nhân đôi của từng NST nhưng không xảy ra phân bào làm số lượng NST trong tế bào tăng gấp đôi hình thành thể tứ bội.
- Ở hình 24.5 (b) trong giảm phân, sự hình thành giao tử không qua giảm nhiễm và sự kết hợp các giao tử này trong thụ tinh đã dẫn tới hình thành thể tứ bội.
Ghi nhớ
Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n).Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội, số lượng AND cũng tăng tương ứng, vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn tới kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt.
Hiện tượng đa bội là khá phổ bến ở thực vật và đã được ứng dụng có hiệu quả trong chọn giống cây trồng.
Giải các bài tập Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo) khác
Câu hỏi trang 69 - Bài 24 - SGK môn Sinh học lớp 9 Quan sát các hình sau...
Câu hỏi trang 70 - Bài 24 - SGK môn Sinh học lớp 9 Hãy so sánh hai sơ đồ...
Trả lời câu 1 trang 70 - Bài 24 - SGK môn Sinh học lớp 9 Thể đa bội là gì? Cho...
Trả lời câu 2 trang 70 - Bài 24 - SGK môn Sinh học lớp 9 Sự hình thành thể đa...
Trả lời câu 3 trang 70 - Bài 24 - SGK môn Sinh học lớp 9 Có thể nhận biết các...
Mục lục DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ theo chương
Chương 1: Các thí nghiệm của Menđen
Chương 2: Nhiễm sắc thể
Chương 3: ADN và gen
Chương 4: Biến dị
Chương 5: Di truyền học người
Chương 6: Ứng dụng di truyền học
+ Mở rộng xem đầy đủ