Trả lời câu 2 trang 33 - Bài 10 - SGK môn Sinh học lớp 9

Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân?

Lời giải:
Những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân vì:
 
   - Ở kì sau của giảm phân I các NST kép (một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ) trong cặp tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do với nhau về hai cực của tế bào.
 
   - Các NST kép trong hai nhân mới được tạo thành có bộ NST đơn bội kép khác nhau về nguồn gốc.
 
   - Các NST kép của tế bào mới tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (kì giữa II).
 
   - Từng NST kép trong hai tế bào mới tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào, bốn tế bào con được hình thành với bộ NST đơn bội (n) khác nhau về nguồn gốc.
Ghi nhớ
Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục mang bộ NST lưỡng bội (2n NST) ở thời kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạ ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n NSt), nghĩa là số lượng NST ở tế bào con giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.
Những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân I là: sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng ở kì đầu: Tiếp đến kì giữa, chúng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; Sau đó, ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập và tỏ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào; Khi kết thúc phân bào, hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đơn bội (n NST) kép khác nhau về nguồn gốc.
Còn ở giảm phân II, đến kì giữa các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Tiếp theo là kì sau, hai crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn rồi phân ki về hai cực tế bào. Khi kết thúc phân bào, các NST đơn nằm trong nhân của các tế bào con với số lượng n
Bài 10: Giảm phân
DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
+ Mở rộng xem đầy đủ