Trả lời câu 1 trang 26 - Bài 8 - SGK môn Sinh học lớp 9
Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.
Lời giải:
- Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định.
+ Số lượng NST của một số loài:
Người 2n=46; n=23
Tinh tinh 2n=48; n=24
Gà 2n=78; n=39
Đậu Hà Lan 2n=14; n=7
Ngô 2n=20; n=10
+ Hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que và chữ V
- Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội:
+ Trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng, 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gố từ mẹ. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, kí hiệu là 2n NST.
+ Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu n NST.
Ghi nhớTế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định.
Ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào, NST có cấu trúc điển hình gồm hai cromatit đính với nhau ở tâm động.
NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, chính nhờ sự tự sao của ADN đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Giải các bài tập Bài 8: Nhiễm sắc thể khác
Câu hỏi trang 24 - Bài 8 - SGK môn Sinh học lớp 9 - Nghiên cứu bảng 8...
Câu hỏi trang 25 - Bài 8 - SGK môn Sinh học lớp 9 Quan sát hình 8.5 và cho...
Trả lời câu 1 trang 26 - Bài 8 - SGK môn Sinh học lớp 9 Nêu ví dụ về tính...
Trả lời câu 2 trang 26 - Bài 8 - SGK môn Sinh học lớp 9 Cấu trúc điển hình...
Trả lời câu 3 trang 26 - Bài 8 - SGK môn Sinh học lớp 9 Nêu vai trò của NST...
Mục lục DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ theo chương
Chương 1: Các thí nghiệm của Menđen
Chương 2: Nhiễm sắc thể
Chương 3: ADN và gen
Chương 4: Biến dị
Chương 5: Di truyền học người
Chương 6: Ứng dụng di truyền học
+ Mở rộng xem đầy đủ