Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 7 - Chương 2- Đề số 4
Câu 1: Chọn câu đúng:
Theo hình 2.1 thì khi đặt mắt ở những điểm sau ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của nguồn sáng S:
A. S, P, R B. S, R
C. S’, P D. S’, R, P
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng
Ảnh của một một vật qua một gương phẳng luôn là:
A. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật
B. Ảnh thật cùng chiều và bằng vật, đối xứng nhau qua gương
C. Ảnh ảo, cùng chiều, bằng vật, đối xứng nhau qua gương
D. Ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật
Câu 3: Trường hợp nào sau đây không nên dùng gương cầu lồi
A. Dùng gương làm kính chiếu hậu trên các phương tiện giao thông
B. Dùng làm gương soi trong gia đình vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước
C. Đặt gương cầu lồi ở những đường cong có khúc cua hẹp
D. Dùng gương cầu lồi để tạo ra những hình ảnh khác với vật trong các “nhà cười”
Câu 4: Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại gương cầu lồi mà không dùng các gương phẳng?
A. Vì các gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn
B. Vì các gương cầu lồi cho ảnh lớn hơn vật
C. Vì các gương cầu lồi cho ảnh thật nhỏ hơn vật
D. Vì các gương cầu lồi cho ảnh ảo nhỏ hơn vật và vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng có cùng kích thước
Câu 5. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Ngọn nến đang cháy
B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng
C. Mặt trời
D. Đèn ống đang sáng
Câu 6. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây là vật sáng?
A. Đèn dầu đang cháy
B. Vỏ hộp sữa sáng chói dưới trời nắng
C. Mặt Trăng
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 7: Em hãy chọn câu đúng trong các câu dưới đây:
A. Gương cầu lõm luôn luôn cho ảnh ảo
B. Gương cầu lõm có thể cho ảnh thật hay ảnh ảo. Ảnh ảo của vật qua gương cầu lõm lớn hơn vật
C. Vì các gương cầu lõm cho ảnh lớn hơn vật nhưng vẫn nhỏ hơn gương cầu lồi
D. Vì bề rộng vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương cầu lõm có cùng kích thước và gương cầu lồi luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật
Câu 8: Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại gương cầu lồi mà không dùng các gương cầu lõm mặc dù gương cầu lõm vẫn có thể cho ảnh ảo lớn hơn vật như gương cầu lồi
A. Vì các gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn
B. Vì các gương cầu lồi luôn luôn cho ảnh ảo
C. Vì các gương cầu lõm cho ảnh lớn hơn vật nhưng vẫn nhỏ hơn gương cầu lồi
D. Vì bề rộng của vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương cầu lõm có cùng kích thước và gương cầu lồi luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật
Câu 1:
Vì ảnh của một vật qua gương phẳng là ảnh ảo nên khi ở phía đằng sau của mặt gương ta không thể nhìn thấy ảnh của nó mà phải đặt mắt ở trước gương. Do đó câu trả lời đúng là câu B
Đáp án: B
Câu 2:
Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn là ảnh ảo, cùng chiều, bằng vật, đối xứng nhau qua gương
Đáp án: C
Câu 3:
Mặc dù vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước nhưng ảnh của gương cầu lồi tạo ra không có kích thước bằng vật thật do đó nếu dùng gương cầu lồi để soi gương ta sẽ không nhìn đánh giá chính xác được gương mặt của người soi
Đáp án: B
Câu 4:
Câu A sai vì gương phẳng cũng cho ảnh rất rõ nét. Câu B cũng sai vì các gương cầu lồi cho ảnh ảo nhỏ hơn vật. Câu C sai và gương cầu lồi không cho ảnh thật. Mục đích của việc treo gương cầu lồi là để cho ảnh nhỏ hơn và để tăng bề rộng vùng nhìn thấy so với gương phẳng để người lái xe có thể quan sát được mặt đường ở các khúc cua một vùng rộng phía trước và sau lưng mình mà nếu nhìn trực tiếp sẽ không thấy.
Đáp án: D
Câu 5:
Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng là vật được chiếu sáng, không phải là nguồn sáng
Đáp án: B
Câu 6:
Các vật sáng trong trường hợp trên là:
- Đèn dầu đang cháy
- Vỏ hộp sữa sáng chói dưới trời nắng
- Mặt Trăng
Đáp án: D
Câu 7:
Gương cầu lõm có thể cho ảnh thật hay ảnh ảo. Ảnh ảo của vật qua gương cầu lõm lớn hơn vật
Đáp án: B
Câu 8:
Vì bề rộng vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương cầu lõm có cùng kích thước và gương cầu lõm tuy cho ảnh lớn hơn vật nhưng có thể là ảnh cùng chiều hoặc ngược chiều tùy vào vị trí của vật do vậy người ta không dùng gương cầu lõm để làm gương phản chiếu ở các góc cua hẹp
Đáp án: D