Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 6 – Chương 2 - Đề số 5
Câu 1: Ở tâm của một đĩa bằng sắt có một lỗ nhỏ. Nếu nung nóng đĩa thì đường kính của lỗ nhỏ như thế nào?
Câu 2: Khi sử dụng các bình chữa khí (ví dụ như bình ga), ta phải chú ý điều gì?
Câu 3: Một bình đun nước có thể tích 100 lít ở 20oC. Khi nhiệt độ tăng từ 20oC đến 80oC thì một lít nước nở thêm 27cm3. Hãy tính thể tích của nước trong bình khi nhiệt độ lên đến 80oC.
Câu 4: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
a. Khi đun nước ta không nên đổ đầy ấm vì khi đun…………… tăng lên làm cho nước trong ấm …………… và nước sẽ bị …………ra ngoài.
b. Người ta không đóng chai nước ngọt đầy ắp vì trong khi vận chuyển hoặc lưu trữ nhiệt độ có thể …………… làm cho nước ngọt đổ ra, nếu đong đầy nước ngọt sẽ không còn chỗ để …………, kết quả có thể làm chai…………
c. Chất lỏng nở ra khi ……………….. và co lại khi……………
d. Các chất lỏng …………… thì …………… khác nhau.
Câu 1: Khi nung nóng đều một vật rắn, vật nở đều ta được một vật mới có hình dạng giống vật cũ nhưng lớn hơn. Do đó, khi nung nóng một đĩa có lỗ ở giữa thì toàn bộ kích thước của đĩa cũng tăng vì vậy đường kính của lỗ cũng tăng.
Câu 2: Các bình chứa khí nguy hiểm khi bị làm nóng có thể làm nổ, vỡ bình, vì vậy ta phải chú ý không để các bình chứa chất khi như ga gần nơi có nhiệt độ cao.
Câu 3:
Khi nhiệt độ tăng từ 20oC đến 80oC thì một 100 lít nước nở thêm:
27.100=2700cm3=2,7lít
Thể tích của nước trong bình khi nhiệt độ lên đến 80oC là:
100+2,7=102,7lít.
Câu 4: a,nhiệt độ, nở ra, trào.
b, tăng lên, dãn nở, bị vỡ.
c, nóng lên, lạnh đi.
d, khác nhau, dãn nở vì nhiệt.
25−15⏟10