Giải bài 4 trang 156 – SGK môn Đại số và Giải tích lớp 11
Chứng minh rằng hàm số
f(x)={(x−1)2nếux≥0−x2nếux<0
không có đạo hàm tại điểm x=0 nhưng có đạo hàm tại điểm x=2
Hướng dẫn:
Sử dụng định lý 1 SGK trang 150: Nếu hàm số y=f(x) có đạo hàm tại x0 thì nó liên tục tại điểm đó.
Để chứng minh hàm số không có đạo hàm tại x=0 ta chứng minh hàm số gián đoạn tại x=0.
Ta có:
lim
Nên hàm số gián đoạn tại x=0.
Vậy hàm số y=f(x) không có đạo hàm tại x=0.
Tính đạo hàm của hàm số y=f(x) tại x=2 bằng định nghĩa:
\lim\limits_{\Delta x\to 0}\,\dfrac{\Delta y}{\Delta x}=\lim\limits_{\Delta x\to 0}\,\dfrac{f(2+\Delta x)-f\left( 2 \right)}{\Delta x}\\= \lim\limits_{\Delta x\to 0}\,\dfrac{{{\left( 1+\Delta x \right)}^{2}}-1}{\Delta x}=\lim\limits_{\Delta x\to 0}\,\dfrac{2\Delta x+{{\left( \Delta x \right)}^{2}}}{\Delta x}=\lim\limits_{\Delta x\to 0}\,\left( 2+\Delta x \right)=2
Vậy đạo hàm cả hàm số y=f(x) tại x=2 là 2.