Giải bài 1.5 trang 13 - SBT Đại số và Giải tích lớp 11

Xác định tính chẵn lẻ của các hàm số sau:

\(a)\,y=\dfrac{\cos 2x}{x} \)\(b)\, y=x-\sin x \)
\(c)\, y=\sqrt{1-\cos x} \)\(d)\, y=1+\cos x\sin \left( \dfrac{3\pi }{2}-2x \right) \)

 

Lời giải:

a) TXĐ: \(D=\mathbb{R}\backslash \left\{ 0 \right\} \)

Với \(x\in D\) thì \(-x\in D\) lại có:

 \(f\left( -x \right)=\dfrac{\cos \left( -2x \right)}{-x}=-\dfrac{\cos 2x}{x}=-f\left( x \right) \)

Nên hàm số là hàm lẻ.

b) TXĐ: \(D=\mathbb{R} \)

Với \(x\in D\) thì \(-x\in D\) lại có:

\(f\left( -x \right)=-x-\sin \left( -x \right)=-x+\sin x=-\left( x-\sin x \right)=-f\left( x \right) \)

Nên hàm số là hàm lẻ.

c) Ta có: \(1-\cos x\ge 0\,\,\forall x\in \mathbb{R}\) nên TXĐ là: \(D=\mathbb{R} \)

Với \(x\in D\) thì \(-x\in D\) lại có:

\(f\left( -x \right)=\sqrt{1-\cos \left( -x \right)}=\sqrt{1-\cos x}=f\left( x \right) \)

Nên hàm số là hàm chẵn.

d) Ta có: 

\(y=1+\cos x\sin \left( \dfrac{3\pi }{2}-2x \right)=1-\cos x\sin \left( \dfrac{\pi }{2}-2x \right)=1-\cos x\cos 2x\)

TXĐ: \(D=\mathbb{R}\)

Với \(x\in D\) thì \(-x\in D\) lại có:

\(f\left( -x \right)=1-\cos \left( -x \right)\cos \left( -2x \right)=1-\cos x\cos 2x=f\left( x \right)\)

Nên hàm số là hàm chẵn.

Ghi nhớ:

Hàm số y=f(x) được gọi là hàm chẵn nếu với mọi \(x \in D\) thì \(-x\in D\) và \(f(x)=f(-x)\)

Hàm số y=f(x) được gọi là hàm lẻ nếu với mọi \(x \in D\) thì \(-x\in D\) và \(f(x)=-f(-x)\)