Giải bài 6 trang 38 – SGK Toán lớp 9 tập 2
Cho hàm số \(y = f(x) = x^2.\)
a) Vẽ đồ thị của hàm số đó.
b) Tính các giá trị \(f(-8); f(-1,3); f(-0,75); f(1,5).\)
c) Dùng đồ thị để ước lượng các giá trị \((0,5)^2; (-1,5)^2; (2,5)^2.\)
d) Dùng đồ thị để ước lượng vị trí các điểm trên trục hoành biểu diễn các số \(\sqrt 3;\sqrt 7\)
Lời giải:
Hướng dẫn:
Xem lại cách vẽ đồ thị hàm số \(y=ax^2\)
a) Hàm số \(y = f(x) = x^2.\)
- Hàm số có \(a=1> 0 \) nên hàm số đồng biến khi \(x > 0\) và nghịch biến khi \(x < 0.\)
- Bảng giá trị:
\(x\) | -1 | 0 | 1 |
\(y = x^2.\) | 1 | 0 | 1 |
Đồ thị hàm số là Parabol đi qua ba điểm (-1;1); (0;0); và (1;1)
Ta có đồ thị:
b)
\(f(-8)=(-8)^2=64\\ f(-1,3)=(-1,3)^2=1,69\\ f(-0,75)=(-0,75)^2=0,5625\\ f(1,5)=1,5^2=2,25\)
c)
Từ đồ thị hàm số ta có: \((-1,5)^2\approx2,2;(0,5)^2\approx 0,2;\,(2,5)^2\approx6,2\)
d)
Vẽ các đường thẳng qua điểm \((0;3)\) và \((0;7)\) cắt đồ thị tại hai điểm A và B.
Từ A và B kẻ đường thẳng vuông góc với Ox ta được các điểm có hoành độ lần lượt là
\(\sqrt 3;\sqrt 7\)Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.
Tham khảo lời giải các bài tập Bài 2: Đồ thị hàm số y = ax 2 (a ≠ 0) khác
Giải bài 4 trang 36 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Cho hàm số \(y=\dfrac...
Giải bài 5 trang 37 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Cho ba hàm...
Giải bài 6 trang 38 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Cho hàm số \(y = f(x)...
Giải bài 7 trang 38 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Trên mặt phẳng tọa...
Giải bài 8 trang 38 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Biết rằng đường cong...
Giải bài 9 trang 39 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Cho hai hàm...
Giải bài 10 trang 39 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Cho hàm...
+ Mở rộng xem đầy đủ