Trả lời câu 3 trang 50 – Bài 11 – SGK môn Địa lý lớp 12
Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây. Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên.
Lời giải:
Khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây
* Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành ba dải rõ rệt:
- Vùng biển và thềm lục địa: diện tích lớn gấp ba lần đất liền, độ nông- sâu, rộng - hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kế bên và thay đổi theo từng đoạn bờ biển.
- Vùng đồng bằng ven biển:
- Vùng đồng bằng ven biển:
+ Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng nông, thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa.
+ Đồng bằng ven biển miền Trung hẹp ngang và bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp; các dạng địa hình cồn cát, đầm phá, vũng vịnh phổ biến… Thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ → Phát triển du lịch và kinh tế biển
- Vùng đồi núi:
- Vùng đồi núi:
+ Phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng địa hình.
+ Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa; vùng núi thấp phía Nam của Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Vùng núi cao của Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên mang tính chất ôn đới.
+ Đầu mùa hạ, khi Tây Nguyên và Nam Trung Bộ đón gió mùa Tây Nam có mưa lớn thì Đông Trường Sơn lại chịu hiệu ứng phơn khô nóng. Ngược lại, vào thời kì thu đông, khi Đông Trường Sơn đón các luồng gió từ biển thổi vào gặp bức chắn địa hình gây mưa lớn thì Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa khô tạo ra cảnh quan rừng thưa.
* Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên:
* Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên:
- Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ: đồi núi lùi xa vào đất liền, đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng thì có thềm lục địa rộng, nông.
- Đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ: đồi núi ăn sát biển, đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu thì thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu.
Ghi nhớ:
- Thiên nhiên phân hóa theo chiều từ Đông sang Tây thành ba dải rõ rệt: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.
- Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh và ảnh hưởng làm cho nền nhiệt miền Bắc nước ta giảm mạnh, càng về phía Nam gió mùa Đông bắc càng suy yếu và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.
Giải các bài tập Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng khác
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 48 – Bài 11 - SGK môn Địa lý lớp 12 Nguyên nhân chủ yếu...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 49 – Bài 11 - SGK môn Địa lý lớp 12 Quan sát trên bản đồ...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 49 – Bài 11 - SGK môn Địa lý lớp 12 Hãy quan sát bản đồ...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 49 – Bài 11 - SGK môn Địa lý lớp 12 Hãy nêu ảnh hưởng...
Trả lời câu 1 trang 50 – Bài 11 – SGK môn Địa lý lớp 12 Qua bảng số liệu,...
Trả lời câu 2 trang 50 – Bài 11 – SGK môn Địa lý lớp 12 Nêu đặc điểm thiên...
Trả lời câu 3 trang 50 – Bài 11 – SGK môn Địa lý lớp 12 Nêu khái quát sự phân...
+ Mở rộng xem đầy đủ