Câu hỏi trang 133 - Bài 41 - SGK môn Sinh học lớp 7

Quan sát hình 41.1, hình 41.2, đọc bảng 1, điền vào ô trống của bảng 1.

Lời giải:

 

Bảng: Đặc điểm cấu tạo ngoài chim bồ câu

Đặc điểm cấu tạo ngoài

Ý nghĩa thích nghi

Thân: hình thoi           

Giảm sức cản không khí khi bay

Chi trước: cánh chim 

Tạo động lực nâng cánh và hạ cánh → giúp chim bay

Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt   

Bám chắc khi đậu hoặc xòe rộng duỗi thẳng giúp chim hạ cánh

Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng    

Bánh lái, làm cho cánh chim dang rộng khi bay

Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp     

Giữ nhiệt, làm than chim nhẹ

Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có rang     

Làm đầu chim nhẹ, giảm sức cản không khí

Cổ: dài, khớp đầu với thân    

Phát huy tác dụng các giác quan, bắt mồi, rỉa lông

 

Ghi chú

Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt, có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay, thể hiện ở những đặc điểm sau: thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ xốp; hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc; chi trước biến đổi thành cánh; chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt, ba ngón trước, một ngón sau. Tuyến phao câu tiết dịch nhờn. Chim bồ câu có kiểu bay vỗ cánh.

Mục lục Chương 6: Ngành động vật có xương sống theo chương Chương 6: Ngành động vật có xương sống - Giải bài tập SGK Sinh học 7
Bài 41: Chim bồ câu
Chương 6: Ngành động vật có xương sống
+ Mở rộng xem đầy đủ