Trả lời câu hỏi trang 152 – Bài 39 - SGK môn Hóa học lớp 9
Thí nghiệm 1: Tính axit của axit clohiđric.
Thí nghiệm 2: Tính tẩy màu của nước Gia-ven.
Thí nghiệm 3: Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.
1. Thí nghiệm 1: Tính axit của axit clohiđric.
- Chất rắn Cu(OH)2 màu xanh:
+ Hiện tượng: Khi nhỏ từ từ HCl vào ống nghiệm này quan sát thấy chấn rắn tan dần dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh lam.
+ Giải thích vì Cu(OH)2 là 1 bazơ, HCl là 1 axit mạnh nên chúng có phản ứng trung hòa với nhau
PTHH:
Cu(OH)2 xanh nhạt+2HClkhông màu→CuCl2 xanh lam+2H2O
- Lọ đựng bột CuO màu đen:
+ Hiện tượng: Chất rắn màu đen tan dần khi nhỏ HCl vào, dung dịch chuyển từ không màu sang màu xanh lam.
+ Giải thích: Phản ứng của HCl và CuO là phản ứng của 1 axit và 1 oxi bazơ.
PTHH:
CuOđen+2HClkhông màu→CuCl2 xanh lam+H2O
- Lọ đựng bột CaCO3 màu trắng:
+ Hiện tượng: Chất rắn màu trắng tan dần, dung dịch chuyển từ không màu sang màu trắng đồng thời có sủi bọt khí thoát ra.
+ Giải thích: HCl có phản ứng với muối rắn CaCO3 tạo khí CO2.
PTHH:
2HCl+CaCO3→CaCl2+H2O+CO2↑
- Lọ đựng viên kẽm:
+ Hiện tượng: Viên kẽm trong lọ tan dần đồng thời có khí bay lên.
+ Giải thích: Vì HCl thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học đồng thời giải phóng khí hiđro.
PTHH:
Zn+2HCl→ZnCl2+H2↑
2. Thí nghiệm 2: Tính tẩy màu của nước Gia-ven.
+ Hiện tượng: Khi cho miếng vải vào ống nghiệm đựng nước Gia-ven thì vải hoặc giấy màu sẽ mất màu dần.
+ Giải thích: Do trong nước ven chứa NaClO. Chính chất này sẽ tạo thành NaCl + [O], với sự có mặt của [O] có tính khử màu mạnh, làm cho dung dịch có tình tẩy rửa.
3. Thí nghiệm 3: Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.
Cách tiến hành nhận biết:
- Dùng quỳ tím, nhận ra HCl vì quỳ tím đổi sang màu đỏ, còn 3 muối NaCl, NaI, NaBr đều không làm quỳ tìm đổi màu.
- Sau đó dùng tiếp dd nước brom, chất nào làm dung dịch brom mất màu nâu đỏ và xuất hiện màu vàng là NaI.
PTHH:
2NaI+Br2→2NaBr+I2
- Dùng tiếp dd nước Cl2, chất nào xuât hiện màu nâu đỏ là NaBr.
PTHH:
2NaBr+Cl2→2NaCl+Br2
- Chất còn lại là NaCl
Ghi nhớ:
- HCl thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học đồng thời giải phóng khí hiđro.
- Nước gia-ven có tính tẩy màu cao.