Giải câu 5 trang 168 – Bài 56 – SGK môn Hóa học lớp 9
Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất sau:
a)\( CH_4, C_2H_2, CO_2.\)
b) \(C_2H_5OH, CH_3COOC_2H_5, CH_3COOH. \)
c) Dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ, dung dịch axit axetic.
Lời giải:
Phương pháp hóa học để phân biệt:a) Cho các khí qua dung dịch \(Ca(OH)_2\) dư, khí nào cho kết tủa là khí \(CO_2\).
\(CO_2 + Ca(OH)_2 → CaCO_3\downarrow + H_2O \)
Lấy cùng một thể tích các khí còn lại cho tác dụng với cùng một thể tích dung dịch brom có cùng nồng độ
Lấy cùng một thể tích các khí còn lại cho tác dụng với cùng một thể tích dung dịch brom có cùng nồng độ
+ Khí không làm mất màu dung dịch brom là \(CH_4 \)
+ Khí làm nhạt màu dung dịch brom là \(C_2H_2\).
\(C_2H_2+2Br_2\to C_2H_2Br_4\)
b) Cho dung dịch \(Na_2CO_3 \)vào ba ống nghiệm chứa các chất trên:
b) Cho dung dịch \(Na_2CO_3 \)vào ba ống nghiệm chứa các chất trên:
+ Chất trong ống nghiệm nào có khí bay ra là \(CH_3COOH\)
.\(2CH_3COOH + Na_2CO_3 → 2CH_3COONa + CO_2\uparrow + H_2O \)(Có thể dùng quỳ tím, axit \(CH_3COOH \)đổi màu quỳ tím thành đỏ).
Cho Na vào hai ống nghiệm còn lại:
+ Chất trong ống nghiệm nào cho khí bay ra là rượu etylic
\(2Na+2C_2H_5OH\to 2C_2H_5ONa+H_2\uparrow\)
+ Chất không phản ứng là \(CH_3COOC_2H_5\).
c) Cho quỳ tím vào ba ống nghiệm chứa các chất tren, chất trong ống nghiệm nào đổi màu quỳ tím thành đỏ là axit axetic.Cho \(Ag_2O\) trong dung dịch \(NH_3 \)vào hai ống nghiệm còn lại và đun nóng
+ Chất trong ống nghiệm nào có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm là glucozơ
\(C_6H_{12}O_6+Ag_2O\xrightarrow{NH_3}C_6H_{12}O_7+2Ag\downarrow\)
+ Còn lại dung dịch không phản ứng là dung dịch saccarozơ.
Ghi nhớ:1.- Công thức cấu tạo của metan là:- Công thức cấu tạo etilen: \(CH_2=CH_2\).- Công thức cấu tạo của axetilen: \(CH≡ CH \).- Công thức cấu tạo của benzen:- Công thức cấu tạo của rượu etylic: \(CH_3-CH_2-OH\).- Công thức cấu tạo của axit axetic: \(CH_3-COOH\).2. - Phản ứng cháy của các hiđrocacbon, rượu etylic.- Phản ứng thế của metan, benzen, với clo và brom.- Phản ứng cộng của etilen và axetilen, phản ứng trùng hợp của etilen.- Phản ứng của rượu etylic với axit axetic, với natri.- Phản ứng của axit axetic với kim loại, bazơ, oxit bazơ, muối.- Phản ứng thủy phân của chất béo, gluxit, protein.
Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.
Tham khảo lời giải các bài tập Bài 56: Ôn tập cuối năm - Phần 2: Hóa hữu cơ khác
Giải câu 1 trang 168 – Bài 56 – SGK môn Hóa học lớp 9 Những chất sau đây có...
Giải câu 2 trang 168 – Bài 56 – SGK môn Hóa học lớp 9 Dựa trên đặc điểm...
Giải câu 3 trang 168 – Bài 56 – SGK môn Hóa học lớp 9 Viết các phương trình...
Giải câu 4 trang 168 – Bài 56 – SGK môn Hóa học lớp 9 Chọn câu đúng trong các...
Giải câu 5 trang 168 – Bài 56 – SGK môn Hóa học lớp 9 Nêu phương pháp hóa...
Giải câu 6 trang 168 – Bài 56 – SGK môn Hóa học lớp 9 Đốt cháy 4,5g chất...
Giải câu 7 trang 168 – Bài 56 – SGK môn Hóa học lớp 9 Đốt cháy hợp chất...
Mục lục Chương 5: Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime theo chương
Chương 5: Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime - Giải bài tập SGK Hóa học 9
+ Mở rộng xem đầy đủ