Giải câu 4 trang 167 – Bài 56 – SGK môn Hóa học lớp 9

Có các bình đựng khí riêng biệt: \(CO_2, Cl_2, CO, H_2.\)
Hãy nhận biết mỗi khí trên bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học nếu có.
Lời giải:
Có thể nhận biết các khí như sau:
- Dùng quỳ tím ẩm nhận ra được:
   + Khí clo làm mất màu quỳ tím ẩm do có phản ứng với nước:
\(Cl_2+H_2O\rightleftarrows HCl+HClO\)
   + Còn khí \(CO_2 \)làm đỏ màu quỳ tím ẩm (do tạo thành axit \(H_2CO_3\)).
\(CO_2+H_2O\rightleftarrows H_2CO_3\)
   + Còn lại 2 khí \(CO,H_2\)
- Hai khí còn lại đem đốt sau đó cho sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong
   + Nếu thấy khí nào làm đục nước vôi trong suy ra chất ban đầu là khí \(CO\)
\(2CO+O_2\to 2CO_2\\ CO_2+Ca(OH)_2\to CaCO_3\downarrow+H_2O\)
   + Khí không có phản ứng là hơi nước, suy ra khí ban đầu là \(H_2\).
\(2H_2+O_2\to 2H_2O\)
Ghi nhớ:
1. Phần hóa học vô cơ: 
- Phi kim tác dụng được với kim loại, hiđro và oxi.
- Kim loại tác dụng với nhiều phi kim tạo thành muối hoặc oxit. Một số kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCl,  loãng ...) tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.
- Oxit axit tác dụng với: bazơ, oxit bazơ, nước.
- Oxit bazơ tác dụng với: oxit axit, axit, nước.
- Axit tác dụng với: kim loại, bazơ, oxit bazơ, muối.
- Bazơ tác dụng với: Nhiệt phân hủy, axit, oxit axit, muối.
- Muối tác dụng với: Bazơ, axit, một số kim loại.
Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.
Mục lục Chương 5: Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime theo chương Chương 5: Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime - Giải bài tập SGK Hóa học 9