Trả lời câu hỏi trang 166 – Bài 55 - SGK môn Hóa học lớp 9

1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac
2. Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột.

Lời giải:

1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac:

Hiện tượng: Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm.
Giải thích: Trong phản ứng này glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic (\(C_6H_{12}O_7\))
PTHH: \(C_6H_{12}O_6 + Ag_2O \xrightarrow{N{{H}_{3}}}C_6H_{12}O_7 + 2Ag\downarrow\)
\(Ag_2O \) thực chất là một hợp chất phức tạp của bạc → phản ứng tráng bạc dùng để nhận biết glucozơ.
2. Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột:
- Cho 3 dung dịch tác dụng với dung dịch iot.
    + Ở lọ nào xuất hiện màu xanh thì đó là tinh bột.
    + Còn glucozơ và saccarozơ không có phản ứng xảy ra.
- Cho 2 dung dịch còn lại tác dụng với dung dịch \(AgNO_3 \)trong \(NH_3\).
    + Ở lọ nào xuất hiện kết tủa trắng thì đó là dung dịch glucozơ
\(C_6H_{12}O_6 + AgNO_3 \xrightarrow{N{{H}_{3}}} C_6H_{12}O_7 + 2Ag\downarrow.\)
    + Chất còn lại là saccarozơ.
Ghi nhớ:
1. Glucozơ phản ứng tráng bạc với bạc nitrat trong dung dịch amoniac. Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm.
2. Muốn phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột: ta dùng thuốc thử là iot để nhận biết tinh bột và sau đó cho tác dụng với  bạc nitrat trong dung dịch amoniac thì Glucozơ có phản ứng tráng bạc.
Mục lục Chương 5: Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime theo chương Chương 5: Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime - Giải bài tập SGK Hóa học 9