Giải bài 5 trang 124 - SGK Toán lớp 4

Hình chữ nhật có phần chung là hình tứ giác ABCD (xem hình vẽ).
a) Giải thích tại sao hình tứ giác ABCD có từng cặp cạnh đối diện song song.
b) Đo đô dài cạnh của hình tứ giác ABCD rồi nhận xét từng cặp cạnh đối diện có bằng nhau không.
c) Cho biết tứ giác ABCD là hình bình hành có độ dài dáy DC là 4cm, chiều cao AH là 2cm. Tính diện tích của hình bình hành ABCD.
Lời giải:
a) Cạnh AB và CD thuộc hai cạnh đối diện của hình chữ nhật (nằm ngang) nên song song với nhau.
Cạnh DA và BC thuộc hai cạnh đối diện của hình chữ nhật (đặt xéo) nên song song với nhau.
Suy ra tứ giác ABCD có từng cặp cạnh đối diện song song.
b) Sau khi đo ta có:
AB = 4cm;
CD = 4 cm ;
DA = 3cm ;
BC = 3cm
Vậy AB = CD và DA = BC.
Suy ra tứ giác có từng cặp cạnh đối diện bằng nhau.
c) Diện tích hình bình hành ABCD là : 4 × 2 = 8 (\(cm^2\))
Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.
Mục lục Chương 4: Phân số - Các phép tính với phân số. Giới thiệu hình thoi theo chương Chương 4: Phân số - Các phép tính với phân số. Giới thiệu hình thoi - Giải bài tập SGK Toán lớp 4
Luyện tập chung trang 123 phần 2
Chương 4: Phân số - Các phép tính với phân số. Giới thiệu hình thoi
+ Mở rộng xem đầy đủ