Giải câu 6 trang 76 – Bài 25 – SGK môn Hóa học lớp 9

 Nung hỗn hợp gồm 5,6g sắt và 1,6g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí.Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu được hỗn hợp khí B.
a) Hãy viết các phương trình hóa học.
b) Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng.
Lời giải:

\(n_{Fe}=\frac{m}{M}=\frac{5,6}{56}=0,1(mol)\\ n_{S}=\frac{m}{M}=\frac{1,6}{32}=0,05(mol)\)

a) Phương trình phản ứng:

\(Fe+S\to FeS(1) \)

Theo phương trình phản ứng (1) ta có :

\(n_{Fe\ dư}=0,1-0,05=0,05(mol)\) nên sắt dư.Vậy hỗn hợp chất rắn sau phản ứng A:\(Fe\ dư, FeS\)

\(Fe+2HCl\to FeCL_2+H_2\uparrow(2)\\ FeS+2HCl\to FeCl_2+H_2S\uparrow(3)\)

b)Theo phương trình (2) và (3):

\(n_{HCl}=2n_{Fe}+2n_{FeS}=0,05\times2+0,05\times2=0,2(mol)\\ V_{HCl}=\frac{n}{C_M}=\frac{0,2}{1}=0,2(lít)\)

Ghi nhớ:

1. Phi kim tồn tại ba trạng thái: rắn, lỏng, khí; phần lớn các phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt.

2. Phi kim tác dụng với kim loại, hiđro và oxi.

 

Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.
Mục lục Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học theo chương Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Giải bài tập SGK Hóa học 9