Giải câu 4 trang 91 – Bài 29 – SGK môn Hóa học lớp 9

 Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào có thể tác dụng với nhau.
a) \(H_2SO_4 \)\(KHCO_3\)
b) \(K_2CO_3 \)\(NaCl\)
c) \(MgCO_3 \)\(HCl\)
d) \(CaCl_2 \)\(Na_2CO_3\)
e) \( Ba(OH)_2\)\(K_2CO_3\)
Giải thích và viết các phương trình hóa học.
Lời giải:
Các phản ứng a,c,d,e đều có thể tác dụng được với nhau vì sản phẩm tạo thành có chất khí hoặc có kết tủa
\(a) H_2SO_4 + 2KHCO_3 → K_2SO_4 + 2CO_2 ↑ + 2H_2O\\ c) MgCO_3 + 2HCl → MgCl_2 + CO_2 ↑ + H_2O\\ d) CaCl_2 + Na_2CO_3 → CaCO_3 ↓ + 2NaCl\\ e) Ba(OH)_2 + K_2CO_3 → BaCO_3 ↓ + 2KOH\)
Ghi nhớ:
1. \(H_2CO_3\) là axit yếu, không bền, dễ bị phân hủy thành nước và cacbonic.
2. Muối cacbonat có những tính chất hóa học sau: tác dụng với dung dịch axit mạnh, với dung dịch bazơ, dung dịch muối; dễ bị phân hủy giải phòng khí \(CO_2\) (trừ \(Na_2CO_3, K_2CO_3\)...).
3. Một số muối cacbonat được dùng làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng, xà phòng, thuốc chữa bệnh, bình cứu hỏa, v.v...
Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.
Mục lục Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học theo chương Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Giải bài tập SGK Hóa học 9