Giải câu 3 trang 87 – Bài 28 – SGK môn Hóa học lớp 9
Có hỗn hợp hai khí \(CO \) và \(CO_2\). Nêu phương pháp hóa học để chứng minh sự có mặt của hai khí đó. Viết các phương trình hóa học.
Lời giải:
Phương pháp hóa học để nhận biết sự có mặt:
- Dẫn 2 khí đi qua dung dịch nước vôi trong dư , có hiện tượng vẩn đục do phản ứng của \(CO_2\) với nước vôi trong tạo thành kết tủa \(CaCO_3\)
\(CO_2+Ca(OH)_2\to CaCO_3\downarrow+H_2O\)
- Chất khí còn lại dẫn qua ống thủy tinh nung nóng dựng 1 lớp mỏng \(CuO\) (có màu đen), sau vài phút xuất hiện đồng kim loại có màu đỏ
\(CuO(đen)+CO\xrightarrow{t{}^\circ }Cu(đỏ)+CO_2\uparrow\)
Ghi nhớ:1. CO - là chất khí không màu, không mùi, rất độc.- là oxit trung tính, có tính khử mạnh: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại.- được dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu, chất khử trong công nghiệp hóa học.2. \(CO_2\) - là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự sống, sự cháy.- là oxit axit: tác dụng với nước, kiềm và oxit bazơ.- \(CO_2\) được dùng trong sản xuất nước giải khát có gas, bảo quản thực phẩm, dập tắt đám cháy...
Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.
Tham khảo lời giải các bài tập Bài 28: Các oxit của cacbon khác
Giải câu 1 trang 87 – Bài 28 – SGK môn Hóa học lớp 9 Hãy viết phương trình...
Giải câu 2 trang 87 – Bài 28 – SGK môn Hóa học lớp 9 Hãy viết phương trình...
Giải câu 3 trang 87 – Bài 28 – SGK môn Hóa học lớp 9 Có hỗn hợp hai khí \(CO...
Giải câu 4 trang 87 – Bài 28 – SGK môn Hóa học lớp 9 Trên bề mặt hồ nước...
Giải câu 5 trang 87 – Bài 28 – SGK môn Hóa học lớp 9 Hãy xác định thành...
Mục lục Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học theo chương
Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Giải bài tập SGK Hóa học 9
+ Mở rộng xem đầy đủ