Trả lời câu hỏi trang 104 – Bài 33 - SGK môn Hóa học lớp 9

1. Thí nghiệm 1: Cacbon khử \(CuO \) ở nhiệt độ cao.


2. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối \(NaHCO_3\).


3. Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua.

Lời giải:
1. Thí nghiệm 1: Cacbon khử \(CuO\) ở nhiệt độ cao.
Kết quả thí nghiệm 1:
Hiện tượng: Hỗn hợp \(CuO + C\) đun nóng và có sự chuyển đổi từ màu đen → màu đỏ.
Dung dịch nước vôi trong vẩn đỏ.
Giải thích:
\(2CuO + C → 2Cu + CO_2\uparrow\\. CO_2 + Ca(OH)_2 → CaCO_3\downarrow + H_2O.\)
2. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối \(NaHCO_3\).
Hiện tượng: Lượng muối \(NaHCO_3 \) giảm dần → \(NaHCO_3 \)bị nhiệt phân.
Phần miệng ống nghiệm có hơi nước ngưng đọng → có nước tạo ra.
Dung dịch \(Ca(OH)_2\) bị vẩn đục.
Giải thích:
\(2NaHCO_3 → Na_2CO_3 + H_2O + CO_2\uparrow.\\ Ca(OH)_2 + CO_2 → CaCO_3\downarrow + H_2O.\)
3. Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua.
Các phương án nhận biết 3 chất: \(NaCl, Na_2CO_3, CaCO_3\)
+ Dùng thuốc thử \(HCl\)
Không có khí → đó là \(NaCl\)
Có bọt khí thoát ra → \(Na_2CO_3, CaCO_3\)
PTHH:
\(CaCO_3+2HCl\to CaCl_2+H_2O+CO_2\uparrow\\ Na_2CO_3+2HCl\to 2NaCl+H_2O+CO_2\uparrow\)
+Với 2 chất còn lại dùng thuốc thử: \(H_2O\)
Tan: \(Na_2CO_3\)
Không tan: \(CaCO_3\)
Thao tác thí nghiệm:
+ Đánh số các lọ hóa chất và ống nghiệm.
+ Lấy 1 thìa mỗi chất vào ống nghiệm có số tương ứng.
+ Nhỏ 2ml dd \(HCl \)vào mỗi ống nghiệm:
- Nếu không có khí thoát ra → \(NaCl\).
- Có khí thoát ra → \(Na_2CO_3, CaCO_3\)
+ Lấy một thìa hóa chất trong 2 lọ còn lại cho vào ống nghiệm.
+ Cho 2ml nước cất, lắc nhẹ:
- Chất rắn tan → nhận ra \(Na_2CO_3\)
- Chất rắn không tan → nhận ra \(CaCO_3\)
Ghi nhớ:
1. Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao.
2. \(NaHCO_3\) bị nhiệt phân tạo thành muối \(Na_2CO_3, CO_2\)  và nước.
3. Nhận biết muối clorua với muối cacbonat bằng cách cho tác dụng với dung dịch axit.
Mục lục Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học theo chương Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Giải bài tập SGK Hóa học 9