Giải Câu 3 trang - Bài 7 - SGK môn Hóa học lớp 11

a) Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là:
A. \(LiN_3\) và \(Al_3N\)
B.\( Li_3N\) và \(AlN\)
C. \(Li_2N_3\) và \(Al_2N_3\)
D. \(Li_3N_2\) và \(Al_3N_2\)
b) Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành liti nitrua và nhôm nitrua khi cho liti và nhôm tác dụng trực tiếp với nitơ. Trong các phản ứng này nitơ là chất oxi hoá hay chất khử?
Lời giải:
a. Đáp án B
 
Khi liên kết với kim loại nitơ dễ nhận thêm 3e (N có 5e lớp ngoài cùng nên có số oxi hoá -3 còn Li nhường 1e, có số oxi hoá là +1 và Al nhường 3e nên  số oxi hoá là và +3)
 
b) \(6Li+N_2 \to 3Li_3N\)
 
\(Al + N_2 \to AlN\)
 
Ta thấy trong các phản ứng trên nitơ là chất oxi hoá.

Kết luận :
- Nitơ ở ô thứ 7, nhóm VA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn.
- Ở điều kiện thường, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí.
- Khi tham gia phản ứng oxi hóa - khử nitơ thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử.
- Trong công nghiệp nitơ được sản xuất bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
- Trong phòng thí nghiệm nó được điều chế bằng cách đun nóng nhẹ dung dịch bão hòa muối amoni nitrit.

Mục lục Chương 2: Nitơ - Photpho theo chương Chương 2: Nitơ - Photpho - Giải bài tập SGK Hóa học 11