Giải câu 7 trang 51 – Bài 16 – SGK môn Hóa học lớp 9

 Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định nổng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng).

Lời giải:
Gọi số mol đồng là x (mol)
PTHH:
\(Cu+2AgN{{O}_{3}}\to Cu{{(N{{O}_{3}})}_{2}}+2Ag\\ x\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ 2x\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ 2x\)
 
Ta có: khối lượng thanh kim loại tăng là: \({{m}_{kl\uparrow }}={{m}_{Ag}}-{{m}_{Cu}} \Rightarrow 2x.108-x.64=1,52\)
Giải phương trình thu được \(x=0,01\)
Vậy số mol bạc nitrat đã dùng là \(2x=0,02\)
Nồng độ mol của dung dịch:
\({{C}_{M(AgN{{O}_{3}})}}=\dfrac{n}{V}=\dfrac{0,02}{{{20.10}^{-3}}}=1M {{C}_{M(AgN{{O}_{3}})}}=\dfrac{n}{V}=\dfrac{0,02}{{{20.10}^{-3}}}=1M\)

Ghi nhớ:

1. Kim loại tác dụng với nhiều phi kim tạo thành muối hoặc oxit.

2. Một số kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCl, \(H_2SO_4\) loãng ...) tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.

3. Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca,...) có thế đẩy kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dung dịch muối tạo thành kim loại mới và muối mới.

Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.
Mục lục Chương 2: Kim loại theo chương Chương 2: Kim loại - Giải bài tập SGK Hóa học 9