Giải câu 4 trang 67 – Bài 21 – SGK môn Hóa học lớp 9
Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Lấy ví dụ chứng minh.
Lời giải:
Sự ăn mòn kim lọi là hiện tượng hóa học vì có sự biến đổi chất này thành chất khác. Ví dụ: Dao sắt bị gỉ là do sắt biến đổi thành các oxit sắt,
kẽm bị ăn mòn trong dung dịch \(H_2SO_4\), đinh sắt bị ăn mòn trong dung dịch axit \(HCl\), vỏ tàu thủy bị gỉ.
Ghi nhớ:1. Sự phá hủy kim loại và hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn.2. Kim loại bị ăn mòn là do kim loại tác dụng với các chất khác như nước, oxi (không khí) và một số chất khác ... trong môi trường.3. Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các tính chất trong môi trường, nhiệt độ của môi trường.4. Các biện pháp chống ăn mòn: ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường hoặc chế tạo những kim loại ít bị ăn mòn.
Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.
Tham khảo lời giải các bài tập Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn khác
Giải câu 1 trang 67 – Bài 21 – SGK môn Hóa học lớp 9 Thế nào là ăn mòn kim...
Giải câu 2 trang 67 – Bài 21 – SGK môn Hóa học lớp 9 Tại sao kim loại...
Giải câu 3 trang 67 – Bài 21 – SGK môn Hóa học lớp 9 Nêu các biện pháp...
Giải câu 4 trang 67 – Bài 21 – SGK môn Hóa học lớp 9 Sự ăn mòn kim loại là...
Giải câu 5 trang 67 – Bài 21 – SGK môn Hóa học lớp 9 Hãy chọn câu đúng: Con dao...
Mục lục Chương 2: Kim loại theo chương
Chương 2: Kim loại - Giải bài tập SGK Hóa học 9
+ Mở rộng xem đầy đủ