Giải câu 1 trang 69 – Bài 22 – SGK môn Hóa học lớp 9

Hãy viết hai phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau đây :
– Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ.
– Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối.
– Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro.
– Kim loại tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.
Lời giải:

– Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ:

\(2Zn+O_2\to 2ZnO\\ 3Fe+2O_2\to Fe_3O_4\)

– Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối:

\(2Fe+3Cl_2\to 2FeCl_3\\ Mg+Cl_2\to MgCl_2\)

– Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro:

\(Mg+2HCl\to MgCl_2+H_2\uparrow\\ Mg+H_2SO_4\to MgSO_4+H_2\uparrow\)

– Kim loại tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới:

\(Fe+CuSO_4\to FeSO_4+Cu\\ Cu+Ag_2SO_4\to CuSO_4+2Ag\)

Ghi nhớ:

1. Dãy hoạt động một số kim loại: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au. Mức độ hoạt động hóa học của kim loại giảm dần.

2. Giữa nhôm và sắt có sự giống và khác nhau là:

Giống nhau: - Nhôm và sắt có những tính chất hóa học của kim loại.

- Nhôm và sắt đều không phản ứng với \(HNO_3,H_2SO_4\) đặc nguội.

Khác nhau:

- Nhôm có phản ứng với kiềm còn sắt thì không.

- Khi tham gia phản ứng nhôm tạo thành hợp chất chỉ có hóa trị (III) còn sắt có hóa trị (II) hoặc (III).

3. Sự phá hủy kim loại và hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn.

Các biện pháp chống ăn mòn là ngăn không cho bề mặt kim loại tiếp xúc với môi trường hoặc chế tạo vật liệu từ kim loại ít bị ăn mòn.

Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.
Mục lục Chương 2: Kim loại theo chương Chương 2: Kim loại - Giải bài tập SGK Hóa học 9