Giải bài 6 trang 45 – SGK Toán lớp 9 tập 1

Cho các hàm số \(y=0,5x\)\(y=0,5x+2\).
a) Tính các giá trị tương ứng của \(y\) theo các giá trị của \(x\) rồi điền vào bảng sau.

\(x\)\(-2,5\)\(-2,25\)\(-1,5\)\(-1\)\(0\)\(1\)\(1,5\)\(2,25\)\(2,5\)
\(y=0,5x\)         
\(y=0,5x+2\)         


b) Có nhận xét gì về giá trị của hai hàm số đó khi biến \(x\) lấy cùng một giá trị?

Lời giải:

Gợi ý:

Thay từng giá trị của x vào các hàm số

a) Tính các giá trị của \(y\) ta được:

\(x\)\(-2,5\)\(-2,25\)\(-1,5\)\(-1\)\(0\)\(1\)\(1,5\)\(2,25\)\(2,5\)
\(y=0,5x\)\(-1,25\)\(-1,125\)\(-0,75\)\(-0,5\)\(0\)\(0,5\)\(0,75\)\(1,125\)\(1,25\)
\(y=0,5x+2\)\(0,75\)\(0,875\)\(1,25\)\(1,5\)\(2\)\(2,5\)\(2,75\)\(3,125\)\(3,25\)

 

b) Nhận xét:

Các giá trị của hàm số \(y=0,5x+2\) luôn lớn hơn các giá trị của hàm số \(y=0,5 x\) là 2 đơn vị khi \(x\) lấy cùng một giá trị.

 

Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.
Mục lục Chương 2. Hàm số bậc nhất theo chương Chương 2. Hàm số bậc nhất - Đại số 9