Giải bài 2 trang 44 – SGK Toán lớp 9 tập 1

Cho hàm số \(y=-\dfrac{1}{2}x+3\)
a) Tính các giá trị tương ứng của y theo các giá trị của \(x\) rồi điền vào bảng sau:

\(x\)\(-2,5\)\(-2\)\(-1,5\)\(-1\)\(-0,5\)\(0\)\(0,5\)\(1\)\(1,5\)\(2\)\(2,5\)
\(y=-\dfrac{1}{2}x+3\)           


b) Hàm số đã cho là hàm số đồng biến hay nghịch biến? Vì sao?

Lời giải:

Hướng dẫn:

Thay từng giá trị của x vào hàm số y. 

a) Với \(y=f\left( x \right)=-\dfrac{1}{2}x+3\), ta có:
\(\begin{align} & f\left( -2,5 \right)=-\dfrac{1}{2}.\left( -2,5 \right)+3=4,25; \\ & f\left( -2 \right)=-\dfrac{1}{2}.\left( -2 \right)+3=4; \\ & f\left( -1,5 \right)=-\dfrac{1}{2}.\left( -1,5 \right)+3=3,75; \\ & f\left( -1 \right)=-\dfrac{1}{2}.\left( -1 \right)+3=3,5; \\ & f\left( -0,5 \right)=-\dfrac{1}{2}.\left( -0,5 \right)+3=3,25; \\ & f\left( 0 \right)=-\dfrac{1}{2}.0+3=3; \\ & f\left( 0,5 \right)=-\dfrac{1}{2}.0,5+3=2,75; \\ \end{align}\)

\(\begin{align} & f\left( 1 \right)=-\dfrac{1}{2}.1+3=2,5; \\ & f\left( 1,5 \right)=-\dfrac{1}{2}.1,5+3=2,25; \\ & f\left( 2 \right)=-\dfrac{1}{2}.2+3=2; \\ & f\left( 2,5 \right)=-\dfrac{1}{2}.2,5+3=1,75; \\ \end{align}\)

Điền vào bảng ta được:

\(x\)\(-2,5\)\(-2\)\(-1,5\)\(-1\)\(-0,5\)\(0\)\(0,5\)\(1\)\(1,5\)\(2\)\(2,5\)
\(y=-\dfrac{1}{2}x+3\)\(4,25\)\(4\)\(3,75\)\(3,5\)\(3,25\)\(3\)\(2,75\)\(2,5\)\(2,25\)\(2\)\(1,75\)

b) Hàm số \(y=-\dfrac{1}{2}x+3\) là hàm số nghịch biến vì khi giá trị của biến \(x\) tăng lên thì giá trị tương ứng của hàm \(y\) lại giảm đi.

Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.
Mục lục Chương 2. Hàm số bậc nhất theo chương Chương 2. Hàm số bậc nhất - Đại số 9