Giải bài 15 trang 51 – SGK Toán lớp 9 tập 1

a) Vẽ đồ thị của các hàm số
\(y=2x;y=2x+5;y=-\dfrac{2}{3}x\) và \(y=-\dfrac{2}{3}x+5 \)

trên cùng một mặt phẳng tọa độ.

b) Bốn đường thẳng trên cắt nhau tạo thành tứ giác OABC (O là gốc tọa độ). Tứ giác OABC có phải là hình bình hành không? Vì sao ?

Lời giải:
Hướng dẫn:
Để vẽ đồ thị hàm số bậc nhất, ta xác định 2 điểm thuộc đồ thị hàm số
a) Đồ thị của hàm số \(y=2x\) là một đường thẳng đi qua hai điểm \(O(0;0)\)\((1;2)\).
 
Đồ thị của hàm số \(y=2x+5\) là một đường thẳng đi qua hai điểm có tọa độ \((0;5)\)\((-2,5;0)\).
 
Đồ thị của hàm số \(y=-\dfrac{2}{3}x\) là một đường thẳng đi qua hai điểm O(0;0) và \((3;-2)\).
 
Đồ thị của hàm số \(y=-\dfrac{2}{3}x+5 \) là một đường thẳng đi qua hai điểm có tọa độ \((0;5)\)\((3;3)\).
 
 
b) Bốn đường thẳng đã cho ở trên cắt nhau tại các điểm \(O, A, B, C.\)
 
Vì đường thẳng \(y=2x\) song song với đường thẳng \(y=2x+5\) và đường thẳng \(y=-\dfrac{2}{3}x\) song song với đường thẳng \(y=-\dfrac{2}{3}x+5\) nên tứ giác
OABC là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết)
Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.
Mục lục Chương 2. Hàm số bậc nhất theo chương Chương 2. Hàm số bậc nhất - Đại số 9