Giải câu 2 trang 62 – Bài 13 - SGK môn Vật lý lớp 10 Nâng cao
Trong dân gian trước đây thường dùng câu "vụng chẻ khỏe nêm" để nói về tác dụng của cái nêm trong việc chẻ củi. Nêm là một vật cứng có tiết diện hình tam giác nhọn, được cắm vào khúc củi như trên Hình 13.9. Tại sao gõ mạnh búa vào nêm thì củi bị bửa ra ?
Do gỗ tiếp xúc với nêm ở hai mặt nêm AC và BC nên có thể phân tích lực bổ củi →F=→F1+→F2
Với F1=F2; →F1⊥BC
Đặt AB=a,AC=BC=b
\vartriangle IF{{F}_{1}}\backsim \vartriangle ABC cho:
\dfrac{{{F}_{1}}}{b}=\dfrac{F}{a}\Rightarrow {{F}_{2}}={{F}_{1}}=\dfrac{b}{a}F.
Cấu tạo nêm có b khá lớn so với a nên lực {{F}_{1}},{{F}_{2}} cũng khá lớn so với \overrightarrow{F}.
Chính hai lực này thành phần này có tác dụng làm bửa gỗ ra.
Ghi nhớ:
- Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này vào vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
- Tổng hợp lực là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hết như tác dụng của toàn bộ những lực ấy.
- Quy tắc hình bình hành: Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng: \overrightarrow{F}={{\overrightarrow{F}}_{1}}+{{\overrightarrow{F}}_{2}}
- Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng đồng thời và gây hiệu quả giống hệt như lực ấy.