Giải bài 1 trang 17 – Bài 3 - SGK môn Vật lý lớp 12
Thế nào là con lắc đơn ? Khảo sát dao động của con lắc đơn về mặt động lực học. Chứng minh rằng khi dao động nhỏ (sinα≈α(rad)), dao động của con lắc đơn là dao động điều hòa.
- Con lắc đơn gồm một vật nhỏ, khối lượng m, treo ở đầu một sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể, dài l. (Hình 3.1)
Hình 3.1
- Khảo sát con lắc về mặt động lực học : (Hình 3.2 SGk trang 14 Vật lý 12)
+ Từ vị trí cân bằng kéo nhẹ quả cầu lệch khỏi vị trí cân bằng một góc nhỏ rồi thả ra. Con lắc dao động quanh vị trí cân bằng.
+ Chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng từ trái sang phải.
+ Tại vị trí M bất kì vật m được xác định bởi li độ góc α=⌢OCM hay về li độ cong là s=⌢OM=lα
* chú ý: α,s có giá trị dương khi lệch khỏi vị trí cân bằng theo chiều dương và ngược lại.
Tại vị trí →M, vật chịu tác động cuả trọng lực →P và lực căng →T. →P được phân tích thành 2 thành phần:
→Pntheo phương vuông góc với đường đi, →Pttheo phương tiếp tuyến với quỹ đạo.
Lực căng →T và thành phần →Pnvuông góc với đường đi nên không làm thay đổi tốc độ của vật.
- Thành phần lựcPt là lực kéo về có giá trị Pt=−mgsinα
Nếu li độ góc α nhỏ thì sinα≈α(rad) thì Pt=−mga=−mgsl so sánh với lực kéo về của con lắc lò xo:
F=−kx
Ta thấy mgl có vai trò của k ⇒lg=mk
Vậy khi dao động nhỏ (sinα≈α(rad)), con lắc đơn dao động điều hòa theo phương trình: s=s0cos(ωt+φ) với chu kì : T=2π√lg
Ghi nhớ:
- Khi dao động nhỏ (sinα≈α(rad)), con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì:
T=2π√lg
- Động năng của con lắc:
Wđ=12mv2
- Thế năng của con đơn ở li độ góc α:
Wt=mgl(1−cosα) (mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng)
- Cơ năng của con lắc đơn được bảo toàn nếu bỏ qua mọi ma sát:
W=12mv2+mgl(1−cosα)= hằng số