Giải bài 23 trang 15 – SGK Toán lớp 9 tập 1

Chứng minh:
 
a) \(\left( 2+\sqrt{3} \right)\left( 2-\sqrt{3} \right)=1 \).
 
b) Hai số \(\left( \sqrt{2006}-\sqrt{2005} \right)\) và \(\left( \sqrt{2006}+\sqrt{2005} \right)\) là hai số nghịch đảo của nhau.
Lời giải:
Hướng dẫn:
Hai số được gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng 1.
 
a) Ta có \(\left( 2+\sqrt{3} \right)\left( 2-\sqrt{3} \right)=4-2\sqrt{3}+2\sqrt{3}-3=1\) (đpcm)
 
b) Ta có
 
\(\left( \sqrt{2006}-\sqrt{2005} \right)\left( \sqrt{2006}+\sqrt{2005} \right)=1\\ \Leftrightarrow \sqrt{2006}-\sqrt{2005}=\dfrac{1}{\sqrt{2006}+\sqrt{2005}} \)
 
Vậy hai số \(\left( \sqrt{2006}-\sqrt{2005} \right)\) và \(\left( \sqrt{2006}+\sqrt{2005} \right)\) là hai số nghịch đảo của nhau.
Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.
Mục lục Chương 1. Căn bậc hai. Căn bậc ba theo chương Chương 1. Căn bậc hai. Căn bậc ba - Đại số 9