Trả lời câu 3 trang 13 - Bài 3 - SGK môn Sinh học lớp 9
Điền nội dung phù hợp với những ô trống ở bảng 3 (trang 13 SGK Sinh học 9)
Lời giải:
Bảng 3: So sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn
Đặc điểm | Trội hoàn toàn | Trội không hoàn toàn |
Kiểu hình F1 (Aa) | Đồng tính (trội át lặn) | Biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ |
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 | Phân li 3 trội : 1 lặn | Phân li 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn |
Phép lai phân tích được dùng trong trường hợp | Có | Có |
Ghi nhớKiểu hình trội có thể là thuần chủng hoặc không thuần chủng (thể đồng hợp trội và thể dị hợp). Vì vậy, để xác định được kiểu gen của nó cần phải lai phân tích, nghĩa là lai với các cá thể mang tính trạng lặn. Điều này có tầm quan trọng trong sản xuất.
Tương quan trội- lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.
Bên cạnh tính trạng trội hoàn toàn còn có tính trạng không hoàn toàn.
Giải các bài tập Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) khác
Câu hỏi trang 11 - Bài 3 - SGK môn Sinh học lớp 9 Hãy xác định kết quả...
Câu hỏi trang 12 - Bài 3 - SGK môn Sinh học lớp 9 Để xác định giống...
Câu hỏi trang 12 - Bài 3 - SGK môn Sinh học lớp 9 - Quan sát hình 3, nêu...
Trả lời câu 1 trang 13 - Bài 3 - SGK môn Sinh học lớp 9 Muốn xác định được...
Trả lời câu 2 trang 13 - Bài 3 - SGK môn Sinh học lớp 9 Tương quan trội – lặn...
Trả lời câu 3 trang 13 - Bài 3 - SGK môn Sinh học lớp 9 Điền nội dung phù hợp...
Trả lời câu 4 trang 13 - Bài 3 - SGK môn Sinh học lớp 9 Khi cho cây cà chua quả...
Mục lục Chương 1: Các thí nghiệm của Menđen theo chương
Chương 1: Các thí nghiệm của Menđen - DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
+ Mở rộng xem đầy đủ