Giải câu 6 trang 33 – Bài 9 – SGK môn Hóa học lớp 9

Trộn 30ml dung dịch có chứa 2,22 g \(CaCl_2 \) với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 g \(AgNO_3\).
 
a) Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học.
 
b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra.
 
c) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể.
Lời giải:

a) Hiện tượng quan sát được:

Tạo ra chất không tan, màu trắng, lắng dần xuống đáy cốc đó là \(AgCl\)

Phương trình phản ứng \(CaCl_2 + 2AgNO_3 → 2AgCl\downarrow + Ca(NO_3)_2 \)

b)

\(n_{CaCl_2} =\frac{ 2,22 }{ 111} = 0,02 mol.\\ n_{AgNO_3} = \frac{1,7 }{ 170} = 0,01 mol.\)
Theo phương trình phản ứng
Lượng chất rắn tạo thành:
 \(m_{AgCl} = 0,01 \times 143,5 = 1,435 (g)\)
 
c)
Lượng \(AgNO_3 \) tác dụng hết với \(CaCl_2\), số mol \(CaCl_2 \) dư là:
 
\(n_{CaCl_2\ dư} = 0,02 – 0,005 = 0,015 mol\)
 
Do dung dịch thay đổi thể tích không đáng kể nên thể tích của dung dịch là:
 
\(V_{dd} = 0,03 + 0,07 = 0,1 (l)\)
 
Nồng độ các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng:
 
\(C_{M \ CaCl_2} = \frac{0,015 }{0,1} = 0,15 (M)\\ C_{M \ Ca(NO_3)_2} =\frac{ 0,005 }{ 0,1} = 0,05 (M)\)
Ghi nhớ:
1. Tính chất hóa học của muối: Phản ứng thế với kim loại, phản ứng trao đổi với axit, với muối, với bazơ và có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
2. Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hau hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới không tan hoặc chất khí.
Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.
Mục lục Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ theo chương Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ - Giải bài tập SGK Hóa học 9