Tự cảm

1. Từ thông riêng của một mạch kín

- Một mạch kín (C) có dòng điện cường độ i. Dòng điện i gây ra một từ trường, từ trường này gây ra một từ thông \(\phi\) qua (C) được gọi là từ thông riêng của mạch. Từ thông này tỉ lệ với i:

               \(\phi=Li\)

Với L là hệ số gọi là độ tự cảm của (C), có đơn vị là Henry (H).

- Độ tự cảm của một ống dây

           \(L=4\pi.10^{-7}\frac{N^2}{l}S\) 

Trong đó, S là tiết diện của ông dây, N là số vòng dây, \(l\) là chiều dài của ống đây.

- Độ tự cảm của một ống dây có lõi sắt được tính theo công thức

\(L=4\pi.10^{-7}\mu\frac{N^2}{l}S\) , trong đó \(\mu\) là một hệ số gọi là độ từ thẩm, đặc trừng cho từ tính của lõi sắt

2. Hiện tượng tự cảm

- Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch

3. Suất điện động tự cảm

3.1 Định nghĩa

- Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch

           \(e_{tc}=-L\frac{\triangle i}{\triangle t}\)

3.2 Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm

- Khi cuộn cảm có dòng điện cường độ i chạy qua thì trong cuộn cảm tích lũy năng lượng dưới dạng năng lượng từ trường

                       \(W=\frac{1}{2}Li^2\)