Soạn bài Ôn dịch, thuốc lá
1. Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản : Ôn dịch, thuốc lá. Có thể sửa thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch được không ? Vì sao ?
2. Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá ? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận ?
3. Vì sao tác giả đặt giả định "Có người bảo : Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi !" trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá ?
4. Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu - Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị : Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này ?
I. Đọc - Hiểu văn bản
Câu 1 trang 121 - SGK Ngữ văn 8 tập 1 : Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản : Ôn dịch, thuốc lá. Có thể sửa thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch được không ? Vì sao ?
"Ôn dich" không đơn thuần chỉ có nghĩa là một thứ bệnh lan truyền rộng. Từ này "thường dùng làm tiếng chửi rủa" (theo chú thích (1)), lại đặt dấu phẩy ngăn cách giữa hai từ "ôn dịch" và "thuốc lá". Dấu phẩy là lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức, vừa ghê tởm. Vì thế không nên sửa thành đầu đề khác như "Ôn dịch thuốc lá" hay "Thuốc lá là một loại ôn dịch".
Câu 2 trang 121 - SGK Ngữ văn 8 tập 1 : Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá ? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận ?
Trước khi phân tích tác hại của thuốc lá, tác giả dẫn lời của Trần Hưng Đạo bàn về đánh giặc. Điều đó muốn nhấn mạnh thuốc lá cũng là một loại giặc mà con người cần chống. Giặc thuốc lá là loại giặc nguy hiểm, khó chống lại bởi vì nó không đánh như vũ bão mà gặm nhấm như tằm ăn dâu. Tác giả đưa chứng cứ là người hút thuốc không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu. Bởi thế mà người ta không chống lại quyết liệt, người ta chủ quan. Chính điều đó là một mối nguy hiểm.Việc so sánh chống giặc với chống thuốc lá là một so sánh sáng tạo, vừa làm cho lập luận chặt chẽ, lại vừa tạo ra sự liên tưởng thú vị. Đặc biệt là tác hại không nhìn thấy ngay của việc hút thuốc lá chẳng khác nào sự gặm nhấm như tằm ăn dâu mà vị tướng lừng danh Trần Hưng Đạo cũng phải coi là "đáng sợ".
Câu 3 trang 121 - SGK Ngữ văn 8 tập 1 : Vì sao tác giả đặt giả định "Có người bảo : Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi !" trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá ?
Ở trên tác giả nêu tá hại của khói thuốc lá đối với bản thân người hút thì phần này nêu tác hại đối với cả những người không hề hút. Đây không phải là điều mà ai cũng biết. Để làm nổi bật điều này, tác giả đã mở đầu bằng lời chống chế thường gặp ở những người hút thuốc : "Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi !". Bằng những lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động và cả tình cảm nhiệt thành sôi nổi nữa, tác giả đã bác bỏ luận điệu sai lầm ấy.
Có hai khái niệm đã được giới thiệu khoa học dùng phổ biến là hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động. Không hút thuốc nhưng để cho khói thuốc gây tác hại đến bản thân gọi là hút thuốc lá bị động.
Tóm lại, bản thân hút cũng là làm cho những người xung quanh hút thuốc lá bị động theo, tự làm hại sức khỏe đồng thời cũng làm hại sức khỏe của nhiều người khác !
Câu 4 trang 122 - SGK Ngữ văn 8 tập 1 : Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu - Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị : Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này ?
Tác giả đã so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu - Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị : "Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này", bởi vì :
- Nước ta nghèo hơn các nước Âu - Mĩ rất nhiều nhưng dùng thuốc là tương đương với các nước đó.
- Các nước đã tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế để chống tệ hút thuốc quyết liệt hơn ta.
Sự so sánh đó vừa có tác dụng làm rõ hơn tính đúng đắn của những điều được thuyết minh ở các phần trên, vừa tạo đà thuận lợi, cơ sở vững chắc cho tác giả nêu lên lời phán xét cuối cùng.
II - Luyện tập
Câu 1 trang 122 - SGK Ngữ văn 8 tập 1 : Tìm hiểu tình trạng hút thuốc lá ở một số người thân hoặc bạn bè quen biết. Dựa vào cách lập bảng thống kê của bài đọc thêm số 1 để phân loại nguyên nhân.
Lứa tuổi | 11 - 15 | 16 - 20 |
Số đối tượng quen biết, thân thiết | 25 | 15 |
- Vui bạn, nể bạn | 60% | 40% |
- Bắt chước | 30% | 50% |
- Tỏ vẻ người lớn | 15% | 10% |
- Giải buồn | 5% | 10% |
Câu 2 trang 122 - SGK Ngữ văn 8 tập 1 : Dùng năm dòng để ghi lại cảm nghĩ của mình sau khi đọc bản tin của báo Sài Gòn tiếp thị trích in ở bài đọc thêm số 2.
Bản tin với nội dung ngắn gọn về cái chết của một người trẻ tuổi, con một gia đình tỉ phú ở Mỹ, đã để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc. Vì khối tài sản kếch xù được thừa kế từ gia đình, cậu thanh niên Ra-pha-en đã lao vào ăn chơi sa đọa. Như vậy, con người chỉ thực sự trân trọng những giá trị vật chất khi chính họ tạo dựng lên. Hãy giáo dục con cái hiểu về giá trị đồng tiền được làm ra bởi công sức lao động của chính họ. Đó là một thông điệp sâu sắc và rất ý nghĩa thông qua bản tin.