Soạn bài Bắc Sơn trích hồi bốn - SGK môn Ngữ văn 9 tập 2
Đọc hiểu văn bản
1. Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi bốn.
2. Trong các lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch?
3. Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm. (Chú ý: hoàn cảnh nhân vật, tâm trạng và thái độ của Thơm với chồng, hành động của cô cứu Thái, Cửu.)
Nhân vật Thơm đã có biến chuyển như thế nào trong các lớp kịch này? Ý nghĩa của sự biến chuyển ấy?
4. Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái Cửu. Chú ý những điểm sau:
– Bằng những thủ pháp nào tác giả để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y, và đó là bản chất gì?
– Những nét nổi rõ tính cách của Thái, của Cửu là gì?
5. Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này, chú ý các phương diện xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại, biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật.
* Luyện tập
1. Chia mỗi nhóm bốn em, tập đọc phân vai theo các nhân vật trong trích đoạn kịch này.
2. Đọc kĩ lại chú thích (**) về kịch ở bài này, vận dụng để xác định thể loại của những vở kịch mà em đã học hoặc được xem.
- Thơm bối rối và sợ hãi. Nhưng cô quyết tâm che chở cho hai người.
- Ngọc cùng đồng bọn truy lùng hai cán bộ nhưng không tìm được.
- Chính thời điểm này, Ngọc dần lộ mặt là tay sai cho giặc.
- Thơm đã che chở và cứu thoát được hai cán bộ cách mạng là Thái và Cửu.
Tình huống đó cũng làm cho Ngọc bị lộ mặt là kẻ tham gia truy lùng cán bộ, chính Ngọc là Việt gian đang cùng với bọn giặc lùng bắt Thái, Cửu để lĩnh thưởng.
Câu 3 - Trang 166 SGK ngữ văn 9 tập 2: Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm. (Chú ý: hoàn cảnh nhân vật, tâm trạng và thái độ của Thơm với chồng, hành động của cô cứu Thái, Cửu.)
Nhân vật Thơm đã có biến chuyển như thế nào trong các lớp kịch này? Ý nghĩa của sự biến chuyển ấy?
Trả lời:
- Đột ngột, ông giáo Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm. Cô sợ hãi và bối rối. Nhưng bản chất lương thiện đã khiến Thơm không tố cáo hai người.
- Thơm còn chủ động giấu hai người vào buồng, và chỉ lối cho họ thoát ra.
Hành động của Thơm chứng tỏ cô đã đứng hẳn về phía cách mạng.
Câu 4 - Trang 166 SGK ngữ văn 9 tập 2: Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái Cửu. Chú ý những điểm sau:
– Bằng những thủ pháp nào tác giả để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y, và đó là bản chất gì?
– Những nét nổi rõ tính cách của Thái, của Cửu là gì?
Trả lời:
- Ngọc quyết tâm làm tay sai để có tiền, đồng thời hắn ta cũng cố tỏ ra chiều vợ.
- Ngọc là người ham tiền, quyết tâm bắt hai cán bộ, y còn ngụy biện rằng y không bắt, người khác cũng bắt và bắt sớm cho dân đỡ khổ.
* Hai nhân vật Thái và Cửu đều lâm vào tình cảnh nguy khốn.
Nét nổi bật của Thái và Cửu là bình tĩnh, không sợ chết, với Thái còn là sự nhạy cảm, tin rằng người như Thơm không thể làm điều xấu, điều ác.
Câu 5 - Trang 167 SGK ngữ văn 9 tập 2: Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này, chú ý các phương diện xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại, biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật.
Trả lời:
- Tình huống truyện: éo le, bất ngờ.
- Những đối thoại giữa Thái, Cửu, Thơm ngắn, căng thẳng, thể hiện sự gấp gáp, lo lắng, hồi hộp, bộc lộ được nội tâm và tính cách của nhân vật.
Câu 1 – Trang 167 SGK ngữ văn 9 tập 2: Chia mỗi nhóm bốn em, tập đọc phân vai theo các nhân vật trong trích đoạn kịch này.
- Có thể chia thành bi kịch, hài kịch, chính kịch.
- Có thể chia thành kịch hát, kịch nói.
- Có thể chia thành kịch hát, kịch thơ, kịch nói.
Những loại kịch đã học gồm kịch hát (chèo Quan Âm Thị Kính); hài kịch (Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục - trích “Trưởng giả học làm sang”- Mô-li-e); kịch nói (Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tưởng).