Soạn bài Những ngôi sao xa xôi trích - SGK môn Ngữ văn 9 tập 2

I. Đọc - Hiểu văn bản
1. Kể tóm tắt nội dung truyện.
Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?
2. Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. Ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng ở mỗi người?
3. Tác giả đã thể hiện chân thực và sinh động, tự nhiên tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ.
Hãy phân tích tâm lí nhân vật Phương Định, tập trung vào những đoạn:
– Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu của truyện.
– Tâm trạng của cô trong một lần phá bom ở phần cuối truyện.
– Cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối truyện.
 
4.  Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của truyện?
5. Đọc truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?
II. Luyện tập
 
1. Tìm đọc và ghi lại một số bài thơ, đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (Gợi ý: tìm đọc thơ của Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Lâm Thị Mĩ Dạ,…).
2. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện.
 
Lời giải:
I. Đọc - Hiểu văn bản
 
Câu 1 - Trang 121 SGK ngữ văn 9 tập 2:
Kể tóm tắt nội dung truyện.
Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?

 
Trả lời
 
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.
- Người kể chuyện là Phương Định.
- Ngôi kể đó tạo được sự tin cậy của người đọc.
- Tạo thuận lợi để tác giả miêu tả thế giới nội tâm nhân vật.

Câu 2 - Trang 121 SGK ngữ văn 9 tập 2: Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. Ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng ở mỗi người?
 
Trả lời
 
Những nét chung  của ba cô gái: Tuy 3 cô gái mỗi người một cá tính, hoàn cảnh riêng khác nhau nhưng họ đều có những điểm chung:
* Về phẩm chất: 
- Tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ.
- Dũng cảm, gan dạ.
- Tình đồng đội gắn bó, yêu thương.
* Về tâm hồn:
- Dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng.
- Vô cùng nữ tính, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình. 
- Chiến tranh không thể cướp đi niềm tin yêu cuộc sống, niềm lạc quan của những cô gái trẻ.
Những nét riêng: Mỗi người đều có những nét riêng làm nên cá tính của nhân vật.
* Chị Thao: có những nét tính cách tưởng như mâu thuẫn nhau.
 * Nho: xinh xắn, rất hồn nhiên, mộc mạc và mơ mộng. Trong công việc, cô chiến đấu rất dũng cảm. 
* Phương Định: là cô gái xinh xắn, sống rất nội tâm, hay mơ mộng và thích hát, hay sống bằng những kỉ niệm. Trong công việc, cô có tinh thần trách nhiệm cao và lòng dũng cảm.
Ba cô gái là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
 
Câu 3 - Trang 121 SGK ngữ văn 9 tập 2: Tác giả đã thể hiện chân thực và sinh động, tự nhiên tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ.
Hãy phân tích tâm lí nhân vật Phương Định, tập trung vào những đoạn:
– Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu của truyện.
– Tâm trạng của cô trong một lần phá bom ở phần cuối truyện.
– Cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối truyện.

 
Trả lời
 
Phân tích tâm lí nhân vật Phương Định: Là người kể chuyện, là nhân vật chính để lại ấn tượng sâu đậm:
- Đoạn truyện nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình cho thấy cô rất nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. 
- Tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát. 
- Cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối truyện làm hiện ra một Phương Định trong niềm vui con trẻ đang “nở tung ra, say sưa, tràn đầy” như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ. 
 
Câu 4* - Trang 121 SGK ngữ văn 9 tập 2: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của truyện?
 
Trả lời
 
Ngôn ngữ và giọng điệu của truyện là ngôn ngữ của nhân vật xưng “tôi”- Phương Định.
- Lời lẽ kể chuyện hồn nhiên, trẻ trung và giàu nữ tính. 
- Người kể chuyện còn thêm vào những suy nghĩ, những bình luận.
- Nhịp kể của câu chuyện cũng thay đổi: khi khẩn trương, căng thẳng, khi chậm rãi, sâu lắng. 
 
Câu 5 - Trang 121 SGK ngữ văn 9 tập 2: Đọc truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?
 
Trả lời
 
Thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ là những người sẵn sàng làm nhiệm vụ. 
- Hồn nhiên, dũng cảm, ham học hỏi, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì mà đất nước yêu cầu. 
- Có tâm hồn trong sáng, lạc quan, yêu đời. 
- Họ luôn gắn kết với nhau trong tình đồng chí, đồng đội mãnh liệt và thắm thiết. - - Đó là một thế hệ rất đáng tự hào, rất đáng để cho thanh niên ngày nay học tập.
 
II. Luyện tập
 
Câu 1 – Luyện tập  - Trang 122 SGK ngữ văn 9 tập 2: Tìm đọc và ghi lại một số bài thơ, đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (Gợi ý: tìm đọc thơ của Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Lâm Thị Mĩ Dạ,…).
 
Trả lời
 
Một số bài thơ, đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ :
Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Khoảng trời – hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ), Gửi em cô thanh niên xung phong (Phạm Tiến Duật)...
 
Câu 2 – Luyện tập - Trang 122 SGK ngữ văn 9 tập 2: Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện.

Trả lời:

– Phương Định là một có gái có hoàn cảnh sống và chiến đấu rất khó khăn, nguy hiểm.
\(\to\) Phương Định là cô gái Hà Nội vừa bước qua tuổi học trò hồn nhiên, vào chiến trường, làm nhiệm vụ ở tổ đội trinh sát mặt đường.
\(\to\) Nhiệm vụ của cô: hi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm nom chưa nổ và nếu cần thì phá bom, phải thường xuyên đối mặt với cái chết.
– Phương Định có vẻ ngoài xinh đẹp: hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổi cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, có cái nhìn xa xăm.
– Tâm hồn mơ mộng, hồn nhiên, yêu đời:
\(\to\) Phương Định thích ca hát, thích những bài dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng, thích Ca-chiu-sa,…
\(\to\) Vui vẻ trước cơn mưa đá.
– Tình cảm đồng đội, tình cảm chị em sâu sắc: Phương Định lo lắng và chăm sóc cho Nho khi Nho bị thương.
– Tinh thần dũng cảm, bản lĩnh, vượt qua mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ:
\(\to\) Cảnh Phương Định phá bom: cô không hề run sợ khi đối mặt với quả bom chưa nổ.
\(\to\) Cái chết cũng không làm cô run sợ bằng việc không thể châm nổ quả bom.