Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - SGK môn Ngữ văn 9 tập 2

I. Đọc hiểu văn bản

1. Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử? Bài viết đã nêu vấn đề gì? Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lầu dài của vấn đề ấy.
      Những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta, cho thế hệ trẻ hiện nay là gì?

2. Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả.

3. Trong bài này, tác giả cho rằng: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị cho bản thân con người là quan trọng nhất”. Điều đó có đúng không? Vì sao?

4. Tác giả đã nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ta? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay?

5. Em đã học và đọc nhiều tác phẩm văn học và những bài học lịch sử nói về các phẩm chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Những nhận xét của tác giả có gì giống và có điểm nào khác với những điều mà em đã đọc được trong các sách vở nói trên? Thái độ của tác giả như thế nào khi nêu những nhận xét này?

6. Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ. Hãy tìm những thành ngữ, tục ngữ ấy và cho biết ý nghĩa, tác dụng của chúng.

II. Luyện tập
1. Em hãy nêu những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam: cần cù, thông minh, sáng tạo; kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
2. Em nhận thấy ở bản thân mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào trong những điều tác giả đã nêu, và cả những điều tác giả chưa nói tới? Nêu phương pháp khắc phục những điểm yếu.
Lời giải:
* Tóm tắt văn bản:
Để chuẩn bị hành tranh vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần thấy rõ điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt. Điểm mạnh của con người Việt Nam là thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau trong thời kì chống ngoại xâm. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có nhiều điểm yếu cần khắc phục, đó là sự thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn. Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ.
 
* Bố cục: 3 phần 
- Phần 1 (Từ Tết năm nay đến điểm yếu của nó): Tầm quan trọng của việc chuẩn bị hành trang con người bước vào thế kỉ mới.
- Phần 2 (tiếp theo đến thường đố kị nhau): Cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam trong quá trình lịch sử và nhìn từ yêu cầu của thời kì mới.
- Phần 3 (Còn lại): Nhiệm vụ của mỗi người, nhất là thế hệ trẻ: phát huy những điểm mạnh, khắc phục những cái yếu, rèn cho mình những đức tính tốt ngay từ những việc nhỏ.

Đọc hiểu văn bản
 
Câu 1 - Trang 30 SGK ngữ văn 9 tập 2: 
Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử? Bài viết đã nêu vấn đề gì? Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lầu dài của vấn đề ấy.
Những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta, cho thế hệ trẻ hiện nay là gì?

 
Trả lời
 
Thời điểm mà tác giả viết bài này là vào đầu năm 2001, khi đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỉ mới. 
* Vấn đề tác giả nêu ra là lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
* Vấn đề này không chỉ có ý nghĩa thời sự trong thời điểm chuyển giao thế kỉ mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nước. 
* Nhiệm vụ của nước ta và thế hệ trẻ là:
- Đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.
 
Câu 2 - Trang 30 SGK ngữ văn 9 tập 2: Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả.
 
Trả lời
 
Tác giả trình bày bài viết theo trình tự lập luận sau:
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
- Bối cảnh thế giới và nhiệm vụ của đất nước ta.
- Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.
- Nhiệm vụ của thế hệ trẻ khi bước vào thế kỉ mới.
 
Câu 3 - Trang 30 SGK ngữ văn 9 tập 2: Trong bài này, tác giả cho rằng: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị cho bản thân con người là quan trọng nhất”. Điều đó có đúng không? Vì sao?
 
Trả lời
 
Tác giả cho rằng việc chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất:
- Vì con người là động lực của lịch sử.
- Trong thời kì kinh tế tri thức thì vai trò của con người ngày càng nổi trội. 
 
Câu 4 - Trang 30 SGK ngữ văn 9 tập 2: Tác giả đã nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ta? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay?
 
Trả lời
 
Tác giả đã chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam.
- Những điểm mạnh là sự thông minh, nhạy bén với cái mới; sự cần cù, sáng tạo; tính cộng đồng đoàn kết. 
- Những điểm yếu là kiến thức có chỗ hổng, yếu về thực hành; thiếu sự tỉ mỉ, thiếu kế hoạch, chưa có thói quen tôn trọng quy trình công nghệ, chưa quen cường độ khẩn trương; còn đố kị, sống theo thứ bậc, coi thường kinh doanh, khôn vặt, sùng ngoại, chưa coi trọng chữ tín…
- Những điểm mạnh và điểm yếu đó liên quan trực tiếp và mật thiết với nhiệm vụ đưa đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
 
Câu 5 - Trang 30 SGK ngữ văn 9 tập 2: Em đã học và đọc nhiều tác phẩm văn học và những bài học lịch sử nói về các phẩm chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Những nhận xét của tác giả có gì giống và có điểm nào khác với những điều mà em đã đọc được trong các sách vở nói trên? Thái độ của tác giả như thế nào khi nêu những nhận xét này?
 
Trả lời
 
Bên cạnh việc chỉ ra những mặt mạnh, tác giả còn phân tích những điểm yếu kém của con người Việt Nam. Chỉ ra mặt mạnh để phát huy và điểm yếu kém để khắc phục là một việc làm cần thiết. 
Thái độ của tác giả là một thái độ tôn trọng sự thật khách quan, giúp thế hệ trẻ vững tin bước vào thế kỉ mới.
 
Câu 6 - Trang 30 SGK ngữ văn 9 tập 2: Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ. Hãy tìm những thành ngữ, tục ngữ ấy và cho biết ý nghĩa, tác dụng của chúng.
 
Trả lời
 
     Trong văn bản, tác giả đã sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ để diễn đạt làm cho cách nói cô đọng, có hình ảnh, đồng thời gần gũi với những cách nghĩ, cách cảm của chúng ta. Ví dụ: “nước đến chân mới nhảy”; “liệu cơm gắp mắm”; “nhiễu điều phủ lấy giá gương”; “trâu buộc ghét trâu ăn”; “bóc ngắn cắn dài”…
 
II. Luyện tập
 
Câu 1 – Luyện tập - Trang 31 SGK ngữ văn 9 tập 2: Em hãy nêu những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam: cần cù, thông minh, sáng tạo; kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
 
Trả lời
 
Những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường thể hiện điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam:
- Điểm mạnh: Cần cù, thông minh, sáng tạo.
- Điểm yếu: kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
 
Câu 2 – Luyện tập - Trang 31 SGK ngữ văn 9 tập 2: Em nhận thấy ở bản thân mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào trong những điều tác giả đã nêu, và cả những điều tác giả chưa nói tới? Nêu phương pháp khắc phục những điểm yếu.
 
Trả lời
Trong mỗi con người đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Một trong những điểm còn yếu của học sinh chúng ta là chưa phát huy được lợi thế của môn học Ngoại ngữ trong cuộc sống. Hầu như khả năng giao tiếp với người nước ngoài của học sinh còn hạn chế do còn chủ quan khi học ngoại ngữ, ít tìm cơ hội để giao tiếp, thực hành kĩ năng nghe - nói… nên gặp nhiều khó khăn khi hòa nhập với cộng đồng. Vì thế, chúng ta cần có kế hoạch học tập toàn diện, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tích cực vận dụng những kiến thức trên lớp vào thực tế cuộc sống... Bên cạnh đó, mỗi học sinh chúng ta cũng cần ý thức rõ hơn về nhiệm vụ của thế hệ trẻ trong giai đoạn mới của đất nước, biết khắc phục những yếu kém ngay trong các việc làm hàng ngày để chuẩn bị hành trang tốt nhất cho tương lai của chính mình và xã hội.