Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội - SGK môn Ngữ văn 9 tập 2

Đề 1: Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người.
 
Đề 2: Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công (như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ; anh Đỗ trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn,…). Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận”, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy.
 
Đề 3: Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế về toán, lí, ngoại ngữ,… Năm 2004, sinh viên Việt Nam lại đoạt giải vô địch cuộc thi Robocon châu Á tại Hàn Quốc. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
 
Đề 4: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống… Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
Lời giải:

Đề 1 - Trang 33 SGK ngữ văn 9 tập 2: Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người.

Bài làm

1. Mở bài: 
- Giới thiệu về Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
- Nêu cảm nghĩ của mình về Bác.
2. Thân bài:
- Cuộc đời và sự nghiệp của Bác có gì đặc biệt? (Nêu suy nghĩ về sự vĩ đại của Người: học vấn uyên thâm, biết nhiều ngoại ngữ, am hiểu văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại...; Trình bày cảm nhận về sự nghiệp giải phóng dân tộc của Bác, sự hi sinh lớn lao mà Bác đã dành cho dân tộc Việt Nam...)
- Vẻ đẹp và ý nghĩa của cuộc đời và sự nghiệp ấy là gì? 
- Cuộc đời và sự nghiệp của Bác gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc gì về lí tưởng, đạo đức, lối sống...? (Nêu suy nghĩ về nét đẹp trong tâm hồn, trong phong cách sống Bác: giản dị mà thanh cao...)
- Bài học cho bản thân em nói riêng và thế hệ trẻ nói chung từ cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Kết bài:
- Khẳng định Bác Hồ sẽ luôn sống mãi trong tâm hồn con người Việt Nam.
- Nêu cảm nhận riêng của bản thân, học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...

 

 

Đề 2 - Trang 34 SGK ngữ văn 9 tập 2:
Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công (như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ; anh Đỗ trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn,…). Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận”, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy.

Trả lời

1. Mở bài: 
- Dẫn dắt vào vấn đề số phận không may và nghị lực vượt qua số phận.
2. Thân bài:
- Nêu một số tấm gương không chịu thua số phận. Kể ngắn gọn về một số tấm gương tiêu biểu: anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn,...
- Trình bày suy nghĩ về những con người ấy:
+ Họ đáng cảm phục như thế nào?
+ Vì sao họ có thể “không chịu thua số phận”? (ý thức của họ về bản thân và ước mơ sống đẹp, có ích; ý chí, quyết tâm và nghị lực của họ; sự động viên, giúp đỡ của mọi người xung quanh,... )
- Trách nhiệm của mỗi người chúng ta và của xã hội:
+ Cảm thông, tôn trọng, tôn vinh những con người “không chịu thua số phận” ấy.
+ Giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng
+ Học tập ý chí và nghị lực của họ trong cuộc sống...
3. Kết bài:
- Thể hiện sự ngưỡng mộ, cảm phục của những con người “không chịu thua số phận”
- Suy nghĩ về việc vượt khó trong học tập, sự vươn lên để vượt qua chính mình...

 

 

Đề 3 - Trang 34 SGK ngữ văn 9 tập 2:
Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế về toán, lí, ngoại ngữ,… Năm 2004, sinh viên Việt Nam lại đoạt giải vô địch cuộc thi Robocon châu Á tại Hàn Quốc. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.

Bài làm

1. Mở bài: 
- Dẫn dắt về truyền thống hiếu học của con người Việt Nam.
- Học sinh đoạt giải trong các kì thi quốc tế luôn là niềm tự hào của thế hệ trẻ nói riêng và cả nước nói chung.
2. Thân bài:
- Các kì thi học sinh giỏi quốc tế luôn là một sân chơi trí tuệ cho những người trẻ tuổi.
- Nêu một số dẫn chứng cụ thể về thành tích mà học sinh Việt Nam đã đạt được qua một số kì thi học sinh giỏi quốc tế ở các môn học: toán, lí, ngoại ngữ,... Năm 2004, sinh viên Việt Nam lại đoạt giải vô địch cuộc thi Robocon châu Á tại Hàn Quốc...
- Trình bày những suy nghĩ của bản thân:
+ Xúc động, tự hào trước những thành tích mà học sinh Việt Nam đã đạt được.
+ Suy nghĩ về truyền thống hiếu học của dân tộc.
+ Suy nghĩ về sự vươn lên của học sinh Việt Nam trong điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển...
- Nhận thức được vai trò của bản thân trong việc học tập, lao động...
3. Kết bài:
- Nhấn mạnh niềm tự hào về những người đã đem vinh quang về cho Tổ quốc.
- Nêu cảm nhận riêng của bản thân, phấn đấu rèn luyện, học tập để đạt được ước mơ của chính mình...

 

 

Đề 4 - Trang 34 SGK ngữ văn 9 tập 2:
Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống… Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.

Bài làm

1. Mở bài: 
- Dẫn dắt về vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người.
- Nêu hiện tượng xả rác nơi công cộng.
2. Thân bài:
- Nêu những biểu hiện của hiện tượng vứt rác bừa bãi trong đời sống hiện nay.
+ Trong trường, lớp
+ Ngoài đường phố
+ Tại các tụ điểm văn hóa công cộng...
- Nêu những nguyên nhân của hiện tượng xả rác bừa bãi:
+ Do thói quen mất vệ sinh, cẩu thả.
+ Do sự ích kỉ, không quan tâm đến lợi ích chung.
+ Do chưa hiểu hết các tác hại của việc xả rác bừa bãi.
+ Do một số yếu tố khách quan: thiếu thùng rác, việc tổ chức thu gom rác...
- Phân tích các tác hại của việc xả rác:
+ Ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe.
+ Mất mĩ quan, ảnh hưởng đến cảnh quan chung.
+ Tạo thói quen xấu...
- Đề xuất một số biện pháp khắc phục:
+ Nâng cao ý thức của người dân qua việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục.
+ Tăng cường thêm các thùng rác ở các nơi công cộng, tổ chức thu gom rác có hiệu quả...
+ Có hình thức xử lí các hành vi vi phạm một cách thích đáng...
3. Kết bài:
- Nhấn mạnh lại vai trò của yếu tố môi trường đối với cuộc sống con người. 
- Đưa ra lời kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính mình.