Soạn bài ôn tập phần tập làm văn - Ngữ văn 9 tập 1

1.  Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập một có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?

2. Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho một ví dụ cụ thể.

3. Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?

4. Sách Ngữ văn 9, tập một nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự? Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? Hãy cho ví dụ một đoạn văn tự sự trong đoạn trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm; một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và một đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. (Có thể lấy trong các tác phẩm văn học đã học, đã đọc hoặc trong các bài văn tham khảo của bạn cũng như của mình,…)

5. Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? Tìm các ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

6. Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó có một đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ ba. Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nêu.
 

Lời giải:
Câu 1 – Trang 206 SGK ngữ văn 9 tập 1: Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập một có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?
 
Trả lời
 
Nội dung: Văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
* Trọng tâm:
- Kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả; 
- Kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận; đối thoại và độc thoại nội tâm; người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện 
 
Câu 2 – Trang 206 SGK ngữ văn 9 tập 1: Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho một ví dụ cụ thể.
 
Trả lời
 
- Trong thuyết minh, phải kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả để bài viết được sinh động và hấp dẫn. 
Ví dụ: khi thuyết minh về một ngôi chùa cổ, người thuyết minh phải miêu tả để người đọc hình dung ra ngôi chùa ấy có dáng vẻ như thế nào; màu sắc, không gian, hình khối, cảnh vật xung quanh…
 
Câu 3 – Trang 206 SGK ngữ văn 9 tập 1: Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?
 
Trả lời
 
Thuyết minh chủ yếu dùng các phương pháp khoa học để đảm bảo tính khách quan.
Miêu tả và tự sự, dùng các phương pháp nghệ thuật như hư cấu, tưởng tượng, so sánh, phóng đại…
 
Câu 4 – Trang 206 SGK ngữ văn 9 tập 1: Sách Ngữ văn 9, tập một nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự? Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? Hãy cho ví dụ một đoạn văn tự sự trong đoạn trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm; một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và một đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. (Có thể lấy trong các tác phẩm văn học đã học, đã đọc hoặc trong các bài văn tham khảo của bạn cũng như của mình,…)
 
Trả lời
 
Nội dung chính của văn bản tự sự là kể chuyện. Ngoài ra còn có miêu tả và nghị luận.
- Tác dụng:
+ Làm cho sự kiện, nhân vật, cảnh vật trở nên sinh động, hấp dẫn.
+ Làm cho những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật được bộc lộ, góp phần thể hiện tính cách nhân vật. 
- Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong bài Cổng trường mở ra - Lí Lan - Ngữ văn 7, tập một.
- Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận: Câu chuyện “Vẽ gì khó - Cổ học tinh hoa”.
- Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận: Lão Hạc (Nam Cao)

Câu 5 – Trang 206 SGK ngữ văn 9 tập 1: Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? Tìm các ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
 
Trả lời
 
Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người, nó được trình bày trong văn bản tự sự bằng các gạch đầu dòng hoặc đóng khung bằng dấu ngoặc kép. 
- Độc thoại là lời một người nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng. Có loại độc thoại nói thành lời và độc thoại dưới hình thức suy nghĩ 
- Ví dụ: Đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm: Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài, Ngữ văn 6, tập hai)

Câu 6 – Trang 206 SGK ngữ văn 9 tập 1: Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó có một đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ ba. Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nêu.
 
Trả lời
 
- Đoạn văn tự sự có người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất: Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng.
- Đoạn văn tự sự có người kể chuyện kể theo ngôi thứ ba: Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái, Ngữ văn 9, tập một
* Nhận xét về người kể chuyện trong hai đoạn văn:
- Ở đoạn thứ nhất, người kể chuyện là nhân vật chú bé Hồng. Ngôi kể nàygiúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm của nhân vật tôi.
- Ở đoạn thứ hai, người kể chuyện không xuất hiện trong câu chuyện và kể lại một cách khách quan.