Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự - Ngữ văn 12 - Tập 1

I. Các đề bài tham khảo:
- Đề 1: Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn.
- Đề 2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tá phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
- Đề 3: Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.
- Đề 4: Kể về một cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12). Trong buổi gặp đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo về Tổ quốc.
II. Yêu cầu: Bài làm cần phải kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.

Lời giải:

Đề 1 – Trang 191 SGK ngữ văn 9 tập 1: Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn.
- Nội dung chính là kể lại chuyện em đã trót xem nhật kí của bạn như thế nào (vào lúc nào, ở đâu, diễn ra như thế nào, bạn có biết không, có ai thấy không,...? Em đã đọc được những gì, có nói cho ai biết nội dung cuốn nhật kí của bạn hay không, sau đó em đã ân hận, băn khoăn như thế nào? Từ câu chuyện này, em rút ra bài học gì?...).
- Cần kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận trong bài làm là việc miêu tả những suy nghĩ, tình cảm của mình sau khi đã trót hành động như trên (ân hận, xấu hổ, suy nghĩ, dằn vặt, trăn trở...) và rút ra bài học cho mình.
Đề 2 – Trang 191 SGK ngữ văn 9 tập 1: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tá phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
- Cần nắm vững được nội dung hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ (những suy nghĩ, đặc điểm, tình cảm, phẩm chất,... của anh bộ đội trong chiến tranh).
- Kể lại câu chuyện gặp gỡ: tình huống gặp, miêu tả hình ảnh người chiến sĩ lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh đã kết thúc: giọng nói, nụ cười, khuôn mặt, trang phục,...
- Cần kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận trong bài làm là việc miêu tả những suy nghĩ, tình cảm của mình khi gặp gỡ người chiến sĩ, những suy nghĩ về chiến tranh và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quá khứ lịch sử của cha anh cũng như đối với hiện tại (Làm thế nào để không có chiến tranh? Làm thế nào để gìn giữ hòa bình?...)   
Đề 3 – Trang 191 SGK ngữ văn 9 tập 1: Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.
- Nội dung chính là kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ (kỉ niệm gì, xảy ra vào thời điểm nào, câu chuyện diễn ra thế nào, đáng nhớ ở chỗ nào,...).
- Cần kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận trong bài làm là việc tái hiện lại những tình cảm, nỗi xúc động khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ chân thực, sâu sắc của người viết về tình thầy trò.
Đề 4 – Trang 191 SGK ngữ văn 9 tập 1: Kể về một cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12). Trong buổi gặp đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo về Tổ quốc.
- Kể về cuộc gặp gỡ của tập thể lớp với các anh bộ đội nhân ngày 22-12 (thời gian, lí do, địa điểm, quang cảnh diễn ra như thế nào,...). Em đã phát biểu ra sao (tình cảm và tâm trạng khi chuẩn bị phát biểu và sau khi phát biểu – miêu tả nội tâm); Nội dung phát biểu là trách nhiệm của thế hệ sau đối với thế hệ cha anh – sử dụng yếu tố nghị luận để diễn đạt.